"Mình là người Việt Nam thì nên sử dụng nguồn lực ở nước ngoài để phục vụ cho Việt Nam"

(VOV5) - Nguyễn Phương Chi hiện, nghiên cứu sinh năm thứ ba tại đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ, vừa qua đã trở về Việt Nam trong 4 tháng để nghiên cứu về quản lý giáo dục tại Việt Nam. Chi luôn mong muốn sử dụng nguồn lực tốt nhất ở nước ngoài để đóng góp cho quê hương mình.

Nguyễn Phương Chi, nghiên cứu sinh năm thứ 3 tại đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Hiện nay, có rất nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn học tập và nghiên cứu tại các nước phát triển. Và dù sinh sống học tập tại xứ người, vẫn có rất nhiều người lựa chọn các đề tài nghiên cứu về chính quê hương Việt Nam mình. Nguyễn Phương Chi, một Việt kiều đang định cư tại bang Pennsylvania, Hoa Kỳ là nghiên cứu sinh năm thứ ba chương trình tiến sĩ về chuyên ngành quản lý giáo dục tại đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ. Điều đặc biệt là dù đã học tập và sinh sống tại Hoa Kỳ đã lâu, Phương Chi lựa chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý giáo dục các địa phương tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, Chi đã nhận được học bổng từ chính trường đại học của cô và một số tổ chức giáo dục quốc tế. Chi chia sẻ chị mong sử dụng nguồn lực tốt nhất ở Mỹ để đóng góp cho nền giáo dục của Việt Nam.


Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:



Phóng viên: 
Chào chị, được biết chị đang là một nghiên cứu sinh chương trình tiến sĩ về quản lý giáo dục tại Việt Nam, chị có thể chia sẻ về nội dung đề tài này cũng như quá trình nghiên cứu của chị?

Nguyễn Phương Chi: Đề tài của tôi nghiên cứu về nguyện vọng của học sinh, sinh viên ở nông thôn và thành thị. Tôi mong muốn đến các trường ở nông thôn và thành phố, và các trường ở miền núi, để xem nguyên nhân nào tạo ra sự khác biệt giữa nguyện vọng của học sinh, phải làm gì để giúp học sinh có ước mơ lớn hơn, giúp các em đến với cổng trường đại học tốt hơn. Tôi đã theo đuổi đề tài này từ hồi còn học thạc sĩ. Tôi đã học thạc sĩ bên Mỹ và làm đề tài về các em từ cấp 3 lên đại học. Tôi cảm thấy rằng mình là người Việt Nam thì mình nên sử dụng nguồn lực ở nước ngoài để phục vụ cho giáo dục Việt Nam. Trong khả năng cho phép, tôi đã hoàn thành đề tài này và quay lại Việt Nam.


Phóng viên:
Chị có thể chia sẻ những khó khăn khi chị sinh sống tại Mỹ nhưng lại lựa chọn đề tài tại Việt Nam?


Nguyễn Phương Chi
: Khi tôi làm tiến sĩ ở Mỹ, có rất nhiều người, giáo sư và bạn bè gợi ý về các đề tài khác nhau, bởi vì tôi có 3 năm để học các khóa học ở Mỹ để quyết định đề tài của mình là gì. Có rất nhiều người chọn nghiên cứu ở Mỹ, mặc dù người ta là công dân Mỹ hoặc công dân nước ngoài, bởi vì nó tiết kiệm tiền đi lại hơn, theo bạn biết để đi từ Mỹ sang Việt Nam rồi quay lại, rồi bắt đầu thu thập dữ liệu, tự mình thu thập rất vất vả. Có những người sử dụng nguồn dữ liệu người khác thu thập sẵn rồi. Tôi đã rất đắn đo liệu mình có nên tự thu thập dữ liệu hay không, và có nên làm ở Việt Nam hay không, bởi có rất nhiều áp lực, có rất nhiều vấn đề trong việc mình phải về Việt Nam thu thập dữ liệu. Nhưng sau khoảng 3 năm tôi vẫn kiên quyết theo đề tài này.

Chi đã có khoảng thời gian 4 tháng để trở về và làm nghiên cứu tại Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)


Phóng viên:
Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng chị vẫn lựa chọn nghiên cứu về Việt Nam, chị  có thể chia sẻ lí do lựa chọn của mình không?


Nguyễn Phương Chi: Tôi nghĩ rằng ai cũng có một thế mạnh riêng, khi bạn làm nghiên cứu càng sâu, bạn sẽ cảm thấy mình đi về những cái càng quen thuộc, bạn sẽ càng mạnh. Chứ không phải làm rộng ra, càng hoành tráng mới là thế mạnh. Mình càng đi vào chân thiện mỹ, những điều cốt lõi mới là những điều thực sự có ý nghĩa. Cho nên tôi quyết định quay lại với đề tài của Việt Nam. Quay lại với lí do tại sao tôi không sử dụng những dữ liệu có sẵn, bởi tôi thấy những dữ liệu của mình hiện nay chưa có tài liệu nào thực sự trả lời được câu hỏi tôi muốn trong đề tài của mình. Thứ hai, tôi cảm thấy rất ít người lựa chọn đi từ nước Mỹ, nước Anh để đến Việt Nam, rất tốn kém. Vì vậy sẽ có rất ít nguồn dữ liệu trực tiếp như thế này làm ở Việt Nam. Tôi rất muốn sử dụng cơ hội này để làm nghiên cứu ở Việt Nam. Tôi được rất nhiều giáo sư khuyến khích và cũng có một số nguồn tài trợ của nhà trường và một số tổ chức tài trợ tiền để tôi có thể nghiên cứu tại Việt Nam. Không hoàn toàn tất cả nhưng có thể giúp trang trải được một phần chi phí.


Phóng viên: Được biết, trong quá trình học tập tại Mỹ, chị cũng viết một blog cá nhân, đến nay thu hút khoảng gần 10.000 lượt xem mỗi ngày. Vậy chị có thể chia sẻ về blog cá nhân này, và những mong muốn blog này sẽ đóng góp cho cuộc sống?


Nguyễn Phương Chi: Blog của tôi về cuộc sống và trải nghiệm cuộc sống. Tôi viết về bất kỳ thứ gì tôi cảm thấy yêu thích, ban đầu tôi viết về thời gian làm sao sống cho ý nghĩa, làm sao để quý trọng những gì mình có trong cuộc sống. Mình nghĩ đó là những gì đáng quý nhất, bởi sau khoảng 3 năm làm việc cực kỳ căng thẳng ở Mỹ tôi thấy thời gian trôi qua rất nhanh, nếu mình không dừng lại, mình sẽ không có một kỷ niệm nào giữ lại và có ý nghĩa. Vì vậy tôi viết về việc làm thế nào để sống có ý nghĩa, chia sẻ từ chính những kinh nghiệm va vấp của mình cho bạn đọc hiểu. Tôi cũng viết về chủ nghĩa tối giản là một phong cách sống khiến cho con người tập trung vào những giá trị thực sự, cốt lõi của cuộc sống, giúp cho cuộc sống đỡ nặng nề hơn, bằng việc tối giản hóa đồ đạc và các mối quan hệ xã hội. Tôi cũng viết về các phương pháp học tiếng Anh, phương pháp nghiên cứu cuộc sống ở nước ngoài. Tôi cũng thực hiện cuộc phỏng vấn thú vị giống như bạn phỏng vấn tôi vậy. Và tôi học được rất nhiều họ. Và tôi cũng lắng nghe bạn đọc, và thường ghi lại để tương lai phát triển blog, bản thân tôi cảm thấy thích và cũng có lợi cho mọi người.


Phóng viên: Xin chúc chị sẽ hoàn thành tốt đề tài của mình. Chân thành cảm ơn chị!
Tin liên quan

Phản hồi

Nguyễn Việt Trung

Hoan nghênh bạn Chi Nguyễn học rất giỏi ở Mỹ và vẫn nhớ quê nhà, có suy nghị và việc... Xem thêm

Các tin/bài khác