Cảm cúm và cách điều trị theo quan niệm của y học cổ truyền

(VOV5) - Nhiều thính giả muốn được tư vấn về các bệnh cảm cúm, sốt, ho…mà nguyên nhân do thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc. Bác sĩ đông y Lê Trực thông tin về bệnh theo quan điểm của y học cổ truyền và một số bài thuốc thường được sử dụng trong dân gian.


Nghe âm thanh tai đây:





(Về cảm cúm theo quan niệm của y học cổ truyền là sức đề kháng, hay còn gọi là chính khí, chính khí bị suy giảm thì tà khí tức là những yếu tố gây cảm, cúm xâm nhập vào cơ thể thì sẽ gây ra cảm mạo.


Cảm mạo thì có rất nhiều thể nhưng nói chung thì chúng ta có 1 phương pháp điều trị, thứ nhất là phải nâng cao chính khí,  phù chính tức là dùng các thuốc giải biểu, để đuổi tà khí ra khỏi cơ thể. Trong dân gian, chúng ta có bài cháo giải cảm, một bài thuốc dân gian nên dễ dùng và hiệu quả kinh tế rất tốt. Ở đây gạo tẻ chính là vị thuốc để phù chính, thuốc bổ, có các vị dùng để trừ phong thấp ví dụ như tía tô và kinh giới, hành để nguyên rễ rửa sạch đất, gừng để nguyên cả vỏ rửa sạch đất, băm tất cả mọi thứ thành ra một hỗn hợp, cho thêm nửa lạng thịt bò, nấu cháo.


Thịt bò có công dụng bổ máu, làm cho sức đề kháng của chúng ta mạnh hơn. Khi bắc ra ăn thì cho 1 ít hạt tiêu. Đối với cháo giải cảm thì điều trị cảm mạo phong hàn, cảm mạo phong thấp, các loại sốt khi thay đổi thời tiết như đau đầu, toàn thân mỏi, ngạt mũi hoặc sổ mũi, sốt, đau họng ngay thời kỳ đầu tiên nên ăn ngay. Kết hợp có thể truyền dịch, nâng cao sức đề kháng bằng vitamin C, sinh tố. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, khi thay đổi thời tiết, khả năng thích nghi kém, dễ mắc cúm sau đó bội nhiễm viêm phế quản phổi, hoặc viêm phổi. Trong dân gian có nhiều vị thuốc như tinh dầu bạc hà, vỏ quất, vỏ quit khô có tác dụng làm giảm cơn ho rõ rệt)


Phản hồi

Các tin/bài khác