Quốc hội cho ý kiến về Dự án Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi)

(VOV5) -  Sáng 27/5 Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, đồng thời cho ý kiến về điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. 

Quốc hội cho ý kiến về Dự án Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi) - ảnh 1
Chiều 27/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi).



Đa số đại biểu đề nghị Quốc hội ra Nghị quyết cho phép người lao động sau 1 năm nghỉ việc được quyền lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu. Luật nên quy định mở để người lao động được lựa chọn, theo nguyên tắc có đóng có hưởng. Thảo luận về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nhiều đại biểu nhận định, việc lập, triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội vẫn còn những hạn chế kéo dài, chậm được khắc phục, như số lượng các dự án đề nghị điều chỉnh, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh còn nhiều; chất lượng của một số dự án luật còn hạn chế, tình trạng “tồn đọng” văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều. Về việc lùi thời gian trình các dự án, để đảm bảo tinh thần hiến pháp năm 2013 vào cuộc sống, đặc biệt là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, một số ý kiến đề nghị Quốc hội cho ý kiến dự án Luật biểu tình vào kỳ họp thứ 10 và thông qua vào kỳ họp thứ 11 năm 2016. Cũng trong sáng nay, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

 

Chiều nay 27/5, Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về dự án Bộ Luật tố tụng hình sự (sửa đổi). Các đại biểu đánh giá Dự thảo Bộ luật đã thể chế hóa nhiều nội dung liên quan đến Hiến pháp năm 2013, định hướng cải cách tư pháp và có những sửa đổi để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn, cũng như đã thể hiện tinh thần của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân. Góp ý về nội dung về quyền của bị can, bị cáo được tiếp cận tài liệu, hồ sơ vụ án quy định tại điều 42, 43 của Dự án Bộ luật, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, đoàn Hòa Bình cho rằng việc được cung cấp, tiếp cận tài liệu hồ sơ vụ án là đã thực hiện một trong những quyền con người, quyền công dân trong việc tự bảo vệ mình, tạo công bằng, bình đẳng trong việc chứng minh tội phạm. Tất cả các hồ sơ trong vụ án đều là chứng cứ để buộc tội, để truy tố và để xử lý tội phạm, thì bị can, bị cáo phải được tiếp cận.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác