Việt Nam đón nhận “Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn

(VOV5)- Châu bản triều Nguyễn đã được đón nhận “Bằng di sản tư liệu” thuộc chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Buổi lễ đón nhận “Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn diễn ra sáng 30/7, tại Hà Nội. Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội đã trao bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình.


Việt Nam đón nhận “Bằng Di sản tư liệu Châu bản triều Nguyễn - ảnh 1
Châu bản triều Nguyễn không chỉ là di sản chứa đựng những sự kiện lịch sử có giá trị, mà còn là minh chứng về chủ quyền biển đảo.

Châu bản triều Nguyễn được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á -1Thái Bình Dương bởi những giá trị nổi bật: nội dung phong phú, hình thức độc đáo, tính duy nhất, không thể thay thế và có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và thế giới…Đó là các tài liệu hành chính của triều Nguyễn, triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam từ năm 1802 đến 1945. Hiện nay, Châu bản triều Nguyễn đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, gồm 85.000 văn bản của 11 triều vua nhà Nguyễn. Đặc biệt, nhiều tư liệu của châu bản triều Nguyễn đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển, đảo Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết Trong tờ châu bản khẳng định rõ vùng Hoàng Sa có nghĩa bao gồm hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, là địa giới, là cương giới trên biển của nước ta. Đây là cương giới trên biển và hơn nữa nó cũng là vị trí tối hiểm yếu vì chúng ta biết đây là vùng quần đảo san hô có những đảo nổi, đảo chìm hết sức hiểm trở. Điểm thứ 2 là triều Nguyễn đã nâng tầm quản lý Trường Sa, Hoàng Sa lên vị thế cao nhất, tức là không phải giao cho địa phương mà triều đình trực tiếp tổ chức, quản lý dưới sự chỉ đạo và phê duyệt cuối cùng của các vị vua triều Nguyễn.

 

Tính đến nay, Việt Nam có 4 Di sản tư liệu được công nhận, trong đó có 2 Di sản tư liệu được ghi vào danh mục Di sản tư liệu thế giới, đó là Mộc bản triều Nguyễn, 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội; 2 Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á Thái Bình Dương là Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang và Châu bản triều Nguyễn./.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác