Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(VOV5) - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa công nhận “Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông của người Khmer” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 


Theo Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Kinh lá Buông là loại thư tịch cổ quý hiếm khắc chữ trên lá Buông của người dân tộc Khmer (gọi là Satra), được viết bằng tiếng Khmer cổ hay tiếng Pali theo trường phái Thomanadut và Mahainikai, xuất hiện từ thế kỷ 19; là nét đặc trưng của tỉnh An Giang. Kinh lá Buông có 4 loại gồm: Kinh Phật; Truyện cổ dân gian; Hội hè, trò chơi dân gian; Bài giáo huấn dân gian. Ở An Giang, Kinh lá Buông hiện còn lưu giữ tại 30/65 chùa Khmer của hai huyện vùng Bảy Núi (Tri Tôn và Tịnh Biên), với trên 100 bộ Kinh Phật.

Tri thức và kỹ thuật viết chữ trên lá Buông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - ảnh 1
Hòa Thượng Chau Ty và bản kinh lá được cất giữ cẩn thận. Ảnh: giacngo.vn


Sau khi Kinh lá Buông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang thành lập Ban quản lý cấp tỉnh để giữ gìn bảo quản lâu dài; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, giữ gìn và phát huy di sản cho người dân. Sở chủ động phối hợp với Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bảo vệ bảo tồn lâu dài.
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác