Quốc hội thảo luận Dự án Luật Chăn nuôi và Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi)

(VOV5) - Các đại biểu cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường là rất cần thiết. 

Chiều nay 7/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Chăn nuôi và Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).

Quốc hội thảo luận Dự án Luật Chăn nuôi và Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi) - ảnh 1Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, tại phiên chất vấn - Ảnh: quochoi 

Thảo luận về Dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi), đa số các đại biểu tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công an nhân dân. Các đại biểu cho rằng việc sửa đổi Luật Công an nhân dân trong thời điểm hiện nay là cần thiết, tuy nhiên trong quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung dự thảo Luật cần nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, có lộ trình phù hợp, bảo đảm tính khả thi, tính ổn định và phát triển, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời, bảo đảm sự đồng thuận cao trong xã hội. Ông Nguyễn Hữu Cầu, Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, cho rằng: “Thực hiện quan điểm của Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội về tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Công an là bộ tiên phong. Đó là cuộc thay đổi toàn diện, trước đây Bộ Công An đã bỏ cấp Tổng cục, giảm hết cấp trung gian, đầu mối… Trong lúc thay đổi như vậy thì chức năng nhiệm vụ của lực lượng công an không thay đổi. Cho nên có những cục đảm nhận nhiệm của 4-5 cục gộp lại và trước đây nhiệm vụ của Tổng cục thì nay là cụ phải giải quyết. Sự thay đổi về tổ chức, cán bộ như vậy việc sửa đổi Luật Công an Nhân dân là điều tất yếu khách quan và phải làm sớm để ổn định tổ chức”.

Thảo luận về Dự án Luật Chăn nuôi, các đại biểu cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Chăn nuôi để đáp ứng yêu cầu quản lý, phát triển bền vững ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, theo chuỗi, chú trọng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Về nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, một số ý kiến đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo thể hiện các quy định này cô đọng và rõ ràng hơn, mang tính định hướng, xuyên suốt trong hoạt động chăn nuôi; nghiên cứu, phân định rõ các hoạt động mà Nhà nước đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích một số khâu trọng yếu trong chăn nuôi như xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, phát triển vùng trồng nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác