Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

(VOV5) -Chiều ngày 1/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, bước vào phiên làm việc cuối của ba ngày hoạt động chất vấn, từ 30/10 đến 1/11.

Phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm của Chính phủ và trả lời một số chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho biết: Chính phủ Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo các quyền con người, quyền tài sản và quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, chăm lo đời sống văn hóa - tinh thần, cải thiện phúc lợi, tạo cơ hội học hành, tiếp cận y tế cho nhân dân.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô - ảnh 1Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.
Ảnh VTV 

Đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn cho người dân trong các hoạt động của đời sống kinh tế và xã hội; củng cố năng lực quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, sẵn sàng ứng phó và không để bị bất ngờ trong mọi tình huống hay trước bất kỳ các thách thức và mối đe dọa nào có thể xảy đến. Thủ tướng nhấn mạnh: "Hơn lúc nào hết, chúng ta cần quyết liệt hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, chú trọng cải cách tư pháp, bảo vệ quyền tài sản, quyền công dân, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, kiểm soát quyền lực. Đồng thời đấu tranh không khoan nhượng với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, đề cao kỷ luật kỷ cương trong toàn bộ hệ thống chính trị. Đẩy mạnh tinh giản biên chế, làm cho bộ máy Nhà nước trở nên tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh."

Thủ tướng cho rằng những ý kiến thảo luận, chất vấn đã giúp Chính phủ nhận diện rõ nét hơn những hạn chế, bất cập, trên cơ sở đó đề ra chương trình hành động và giải pháp để giải quyết những vấn đề đang đặt ra.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị: "Tiếp tục kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia, an ninh tiền lệ và lương thực, năng lượng và an ninh truyền thống và phi truyền thống. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế một cách thực chất vả hiểu quả hơn nữa, trong đó có việc giải quyết những yếu kém, bất cập trong phát triển kinh tế tư nhân… Thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch tài chính 5 năm, 2016-2020.Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Ưu tiên phát triển bền vững văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng… Tăng cường quốc phòng an ninh, bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững sự ổn định chính trị xã hội, môi trường hòa bình để phát triển. Nâng cao hiệu quả đối ngoại và chủ động hội nhập quốc tế, tạo môi trường hòa bình, khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký. Nỗ lực để nâng cao hiệu lực, hiểu quả quản lý Nhà nước, kiện toàn tổ chức bộ máy."

Cũng trong chiều nay, phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Trong 3 ngày diễn ra phiên chất vấn, tổng cộng đã có 135 đại biểu đặt câu hỏi chất vấn, 82 lượt ý kiến tranh luận.Các thành viên Chính phủ, Chánh án Toán án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiên sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, trực tiếp trả lời chất vấn thuộc trách nhiệm quản lý điều hành của mình.Phiên chất vấn và trả lời chất vấn thể hiện thái độ trách nhiệm của Quốc hội trong việc giám sát đến cùng đối với những quyết định về những vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Nội dung chất vấn có phạm vi rộng, nhiều nội dung liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành ở hầu hết lĩnh vực hành pháp, tư pháp. Phiên chất vấn diễn ra dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm, tiếp tục có sự trao đổi, tranh luận sôi nổi không chỉ giữa đại biểu và người chất vấn mà còn giữa các đại biểu với nhau để làm rõ vấn đề.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác