Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam

(VOV5) - Đến cuối tháng 4/2019, cả nước đã có hơn 18.700 ATM, 266.700 POS.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông và Báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức Hội thảo “Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam”, sáng 11/06, tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo tập trung trao đổi về xu hướng không dùng tiền mặt trong các giao dịch, kể cả những giao dịch rất nhỏ phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân; các chính sách của Nhà nước để thúc đẩy hoạt động này. Theo phân tích của các đại biểu tham dự hội thảo, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính.

  Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam - ảnh 1Người dân có nhiều lựa chọn khi thanh toán không dùng tiền mặt -
Ảnh minh họa QUANG ĐỊNH 

Dự và phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Chúng ta hướng tới một xã hội không tiền mặt, trước hết là tiện lợi, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp; minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp, của nền kinh tế, thu nhập của người dân, qua đó góp phần đấu tranh phòng chống tham nhũng, kể cả tham nhũng vặt, phòng chống rửa tiền. Không tiền mặt là có sự minh bạch, có giảm chi phí, lợi nhiều đằng.”

Để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng đã và đang nghiên cứu, triển khai nhiều công nghệ mới, hiện đại trong thanh toán. Đến cuối tháng 4/2019, cả nước đã có hơn 18.700 ATM, 266.700 POS, việc mở và sử dụng tài khoản của cá nhân tiếp tục tăng lên với nhiều tính năng, tiện ích được tích hợp.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác