Media /
Tháp Bình Sơn là ngọn tháp duy nhất làm bằng gạch đất nung còn lại trên vùng Trung du Bắc Bộ.
Chân tháp Bình Sơn có nhiều lớp gạch to, vững chãi. Năm 1972, tháp được trùng tu và những viên gạch khác màu này được sản xuất từ lò gốm Vân Canh gần đó.
Dấu ấn của đợt trùng tu 1972 còn nguyên. Mảng đất nung khác màu là từ 1972.
Những cánh sen từ chân tháp có nhiều nét giống chân bệ tượng chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) và tháp Phổ Minh (Nam Định), khiến người ta nghĩ đến niên đại Lý Trần của tháp này.
Những trang trí họa tiết hình dây nổi bật nơi chân tháp.
Sư tử hí cầu - một dạng thức trang trí độc đáo của tháp Bình Sơn.
Các mặt của thân tháp được trang trí bằng nhiều họa tiết khác nhau, thể hiện tài năng mỹ thuật đến kinh ngạc của người xưa.
Một trang trí hình rồng mang phong cách rồng thời Trần
Hình tượng lá đề là đề tài thường thấy trong trang trí hoa văn thời Lý Trần.
Ngay dưới chân tháp Bình Sơn là ngôi chùa Vĩnh Khánh, có niên đại thời Nguyễn.

Bình Sơn, tháp đất nung độc đáo ở miền Bắc

(VOV5) - Tháp Bình Sơn thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, có niên đại từ thời Lý Trần. Tương truyền tháp có 13 tầng, hiện tại chỉ còn 11 tầng. Theo các nhà khảo cổ học, các lớp gạch xây đế tháp có kích cỡ gần với gạch thời Lý và Trần. Viên gạch có chiều dài 40-43cm, rộng 22-25cm và dày 4-5cm.
 
Điểm độc đáo của tháp Bình Sơn là toàn bộ được làm bằng đất nung thời Lý Trần. Đây là ngọn tháp duy nhất còn lại đến ngày nay tại miền Bắc. Tháng 3 năm 2016, tháp Bình Sơn được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Lan Anh