Media /
Ngôi nhà nằm ở hai mặt phố, cổng trước là 48 Hàng Ngang, cổng sau là phố 35 Hàng Cân. Thuở bấy giờ, đây là một cơ sở tin cậy của cách mạng.
Trong những ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 (từ ngày 25/08 đến ngày 02/09/1945), ngôi nhà được chọn là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết và cùng các cán bộ Trung ương Đảng thông qua nội dung bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Không gian căn phòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chiếc giường của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bộ bàn ghế nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên Ngôn Độc Lập.
Phía bên ngoài là phòng khách đơn sơ và giản dị với một chiếc bàn nhỏ, tủ chè và mấy chếc ghế salon.
Những kỷ vật được bảo toàn nguyên vẹn như khi Chủ tịch Hồ Chí Minh còn ở đây.
Nơi đây, Chủ tịch hồ Chí Minh và các ủy viên Trung ương Đảng đã họp và làm việc.
Khu di tích thu hút khá nhiều du khách và các học giả trong, ngoài nước tới tham quan, nghiên cứu.
Bộ quần áo ka ki mà Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc trong lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945.
Năm 1979, ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia. Nơi đây chính là một trong những "địa chỉ đỏ" gắn với quá trình sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội.

Đến thăm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam

(VOV5) - Ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang nằm trong khu phố cổ của thủ đô Hà Nội, một trong những tuyến phố buôn bán thuộc vào loại sầm uất nhất của Hà Nội từ xưa tới nay. Tại ngôi nhà này, vào những ngày cuối tháng 08/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại ngôi nhà hiện nay vẫn còn lưu giữ những kỷ vật, chứng tích của lịch sử gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Đức Anh