Media /
Sân bùn để thi đấu được các bậc tiền nhân xây dựng từ hàng trăm năm nay, rộng chừng 200m2. Các “quan viên” đào hai hố sâu, mỗi hố rộng 50cm và sâu 80cm ở hai đầu sân đấu.
Ngay từ sáng sớm, nước đã được bơm vào để đất, bùn được nhuyễn.
Các “quan viên” căng thẳng, lo lắng công tác tổ chức để lễ hội được đảm bảo, thuận lợi và an toàn.
Trước khi thi đấu, hai đội làm lễ trước đền Thánh, uống rượu làng Vân hưởng lộc thánh để tăng thêm tinh thần và sức khỏe thi đấu.
Quả cầu thi đấu được làm bằng gỗ mít do cổ nhân để lại được đặt trang trọng trước sân đền.
Trước khi thi đấu, hai đội thi đấu Vật thờ mang tính biểu diễn trước cửa Thánh.
Hai đội thi đấu là GIÁP TRÊN và GIÁP DƯỚI, mỗi đội có 8 người. Đội nào đưa được quả cầu vào lỗ trên sân đối phương thì thắng.
Phút giải lao của các “quan cầu”.
Một tình huống độc đáo của trận đấu. Quả cầu rơi ra trong khi các "quan cầu" đang chơi hết mình.
Khi quả cầu rơi xuống đất, các quan cầu phải làm động tác nâng cầu rồi mới hạ xuống để tranh cầu.
Những khoảnh khắc đẹp của trận đấu lúc chiều buông. Theo phong tục địa phương, không thi đấu vào buổi sáng mà chỉ thi đấu vào buổi chiều, dù nhiệt độ lên tới 39 độ.
Hội vật cầu thu hút đông đảo phóng viên báo chí và các nhiếp ảnh gia từ mọi miền Tổ quốc về dự.

Độc đáo hội vật cầu làng Vân

(VOV5) - Làng Vân (tên nôm của thôn Yên Viên) thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng nằm ven con sông Cầu thơ mộng. Hội vật cầu làng Vân tưởng nhớ công ơn của Thánh Tam Giang và cũng là hình thức thờ thần mặt trời, có ý nghĩa là hình thức cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Hội vật cầu làng Vân được tổ chức trong ba ngày 12, 13 và 14 tháng 4 âm lịch, theo chu kì 4 năm một lần, thu hút được nhiều người dân và khách thập phương tham gia.

CTV Nguyễn Học- Phan Huy