Media /
Ca dao xưa có câu: Muốn ăn cơm trắng cá trê/ Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông.
Chợ nón làng Chuông ngay tại sân chùa làng, tạo nên nét duyên dáng cổ kính và mộc mạc đậm chất thôn dã Việt Nam.
Chợ làng Chuông họp 6 phiên/tháng.
Lá lụi, nguyên liệu làm nón làng Chuông được mua ở Hà Tĩnh.
Lá lụi lúc còn xanh được vò qua cát, phơi nắng. Chất lượng lá đẹp một phần nhờ nắng.
Trung bình 60.000 đồng đến 80.000 đồng /bó lá lụi. Mỗi bó lá làm được khoảng 15 chiếc nón.
Một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi làm nón là bo nứa lấy từ cây măng vầu đắng được trồng nhiều ở tỉnh Hòa Bình.
Một bó bo nứa khoảng 80 cái làm được 10 chiếc nón.
Những chiếc vòng cái được người mua chọn lựa kỹ càng. Vòng phải tròn, dẻo.
Những sợi tre nhỏ được nhuộm màu. Các phụ kiện làm nón còn có cước, chỉ màu các loại, giấy dán trang trí.
Chợ làng Chuông, người bán là người làm nón; kẻ mua là lái buôn khắp các tỉnh như Hòa Bình, Thái Nguyên, Phú Thọ...
Tùy kiểu dáng, nón lá được bán với các mức giá khác nhau. Những chiếc nón đẹp (đan đều, lá nón trắng, vành khỏe) có giá 30.000 đến -70.000 đồng.
Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại.
Nón làng Chuông còn được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp...
Tầm 8h sáng, mặt trời lên thì chợ thưa dần.

Nhộn nhịp phiên chợ nón làng Chuông

(VOV5) - Làng Chuông, cách trung tâm Hà Nội chừng 20km, thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nơi đây có nghề làm nón lá nổi tiếng hàng trăm năm nay. Ngày xưa, nón làng Chuông là sản vật cung tiến hoàng hậu, công chúa, còn ngày nay, nón lá làng Chuông có mặt ở khắp nơi, từ trong đến ngoài nước. Chợ nón làng Chuông vẫn giữ nếp cũ, họp theo phiên, một tháng 6 lần vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch hàng tháng. 

Lan Anh- Vovworld