Media /
Trong 2 ngày 21-22/11/2017 tại Hà Nội, hơn 1.250 đại biểu tăng ni, cư sĩ, phật tử ưu tú đại diện cho các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, các ban, viện Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài đã tham dự Đại hội nhiệm kỳ 2017 - 2022 tại Hà Nội.
Mục tiêu của Đại hội VIII là: “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, thể hiện quyết tâm của toàn thể tăng ni, phật tử Việt Nam phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật, nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, bản lĩnh nhập thế để xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc.
Giáo sư Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, khi nghiên cứu về mối tương quan giữa Phật giáo và dân tộc, đã nhận định: “Bình minh của dân tộc ta đã gắn liền với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta”. (Chùa Quán Sứ - Hà Nội. Ảnh: Quân Huy)
Ngay sau khi đuổi giặc ngoại xâm, thành lập nước Vạn Xuân năm 544, Lý Nam Đế đã xuống lệnh lập chùa Khai Quốc, tức chùa Trấn Quốc uy nghiêm giữa lòng thủ đô Hà Nội. (Chùa Trấn Quốc - Hà Nội. Ảnh: Mỹ Trà)
Tiếp đến, các chúa Nguyễn cũng vậy. Tiên chúa Nguyễn Hoàng lập Quốc tự Linh Mụ (hay còn gọi là chùa Thiên Mụ) để tỏ rõ quyết tâm xây dựng trên vùng đất mới ngay khi đặt chân đến Thuận Hóa; vua Minh Mạng cho tôn tạo Quốc tự Khải Tường tại Gia Định xưa để làm nơi quy ngưỡng tâm linh cho dân Việt ở đất phương Nam. (Chùa Thiên Mụ - Huế. Ảnh Huy Phương, Thanh Thanh)
Cũng trong đạo mạch ấy, như kết quả trực tiếp của cuộc tranh đấu cho bình đẳng tôn giáo và hòa bình thống nhất tại miền Nam, năm 1963, một ngôi chùa mới được hình thành, với tên gọi Việt Nam Quốc Tự - ngôi chùa của nước Việt, tọa lạc giữa lòng Sài Gòn - TP.HCM sầm uất. (Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: Võ Văn Tường/giacngo.vn)
Việt Nam Quốc Tự được mở rộng, xây dựng là một công trình mang dấu ấn Phật giáo trong thời hiện đại, của truyền thống Phật giáo đồng hành cùng dân tộc, thể hiện chính sách tôn giáo gắn bó mật thiết với dân tộc trong tinh thần “hộ quốc an dân”. (Việt Nam Quốc Tự. Ảnh: Võ Văn Tường/giacngo.vn)
Chùa Thầy - một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông (1066-1128) đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). (Ảnh: Mỹ Trà)
Hướng thiện. (Ảnh: Mỹ Trà)
(Ảnh: Mỹ Trà)
(Ảnh: Mỹ Trà )
Sinh hoạt Phật giáo ở chùa Phúc Khánh - Hà Nội. (Ảnh: Mỹ Trà)
Chùa Phật Tích là một ngôi chùa nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích (còn gọi núi Lạn Kha, non Tiên), xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. (Ảnh: Mỹ Trà)
Trong chùa có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam. Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa và được Thủ tướng chính phủ ký và xếp hạng 62 Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam. (Ảnh: Mỹ Trà)
Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho biết trong 5 năm qua, một trong những thành tựu quan trọng của Phật giáo là việc trùng tu, tôn tạo thêm nhiều ngôi chùa ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, coi đó là những cột mốc tâm linh. (Ảnh: Mỹ Trà)
Chùa ở Trường Sa. (Ảnh: Mỹ Trà)

Phật giáo Việt Nam đồng hành và phát triển cùng dân tộc

(VOV5) - Ngay từ khi du nhập vào nước ta hơn hai ngàn năm trước, Phật giáo đã hòa mình vào nền văn hóa bản địa một cách hòa bình và tự nhiên. 

Media VOV5