Media /
Nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thành phố Sơn La, Nhà tù Sơn La - di tích cách mạng được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt.
Thực dân Pháp những tưởng nơi rừng thiêng nước độc và biệt lập này sẽ làm nhụt ý chí đấu tranh của những người yêu nước.
Nhà tù được thực dân Pháp xây dựng để dành riêng cho việc giam cầm những tù nhân chính trị nhằm đày ải và giết dần giết mòn tại nhà tù Sơn La với diện tích ban đầu là 500 m2
Năm 1940, diện tích nhà tù được mở rộng lên 1.700m2 với hệ thống tường bao kiên cố bằng đá và gạch cao 4m, dày nửa mét.
Vào mùa hè bị ảnh hưởng bởi gió mùa Tây Nam, các phòng giam ở đây nóng khủng khiếp như lò nung, còn mùa đông lại buốt lạnh vì gió mùa Đông Bắc.
Nhưng cũng chính tại nơi này, những chiến sĩ đã đoàn kết làm nên cách mạng
Trước khi rút khỏi Sơn La vào năm 1952, thực dân Pháp đã ném bom xuống khu vực nhà tù để xóa dấu vết tội ác. Năm 1965, đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc khiến nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Thăm những khu xà lim chật chội dưới lòng đất, các thế hệ sau không khỏi xót xa và cảm phục tinh thần yêu nước của cha ông.
Chỉ tính trong giai đoạn 1930-1945, nhà tù đã giam cầm 1.007 chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.
Cây đào xanh tốt mọc bên tường xà lim năm xưa mang tên Tô Hiệu. Cây đào được mang tên này từ năm 1945 sau khi cách mạng thành công để tưởng nhờ người tù chính trị - chiến sĩ cộng sản trung kiên.
Bị thực dân Pháp xếp vào phần tử nguy hiểm, Tô Hiệu bị biệt giam trong một gian chéo góc của nhà tù Sơn La.
Trong 4 năm bị giam ở đây, dù bị bệnh lao hành hạ, ông vẫn hoạt động cách mạng và cảm hóa được nhiều binh lính tham gia cách mạng.
Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu hy sinh tại nhà tù Sơn La lúc 33 tuổi.
Những người chiến sĩ biến nhà tù thành nơi sinh hoạt Đảng và trường học cách mạng.
"Xà lim nổi" với chiều dài 1,6m, rộng 1m, cao 1m. Ở góc phòng đựng thùng phân không nắp đậy. Phòng này có lúc giam giữ 4 tù nhân chính trị.
Khu vực tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng.
Một phần nhà tù được phục dựng và trở thành nhà lưu niệm.
Những chiến sĩ cộng sản như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Tô Hiệu, Văn Tiến Dũng, Xuân Thủy, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Thế Thiện…đều đã từng bị giam giữ tại đây.

Thăm nhà tù Sơn La - “địa ngục trần gian” cảm phục sự kiên cường của chiến sĩ cách mạng

(VOV5) - Được thực dân Pháp xây dựng từ những năm 1908 tại nơi khí hậu khắc nghiệt nhằm khiến các chiến sĩ cộng sản yêu nước bị giam cầm tại đây chết dần chết mòn. Nhưng chính nơi  “địa ngục trần gian” này lại được các chiến sĩ cộng sản Việt Nam biến thành trường học cách mạng.

Nguyễn Mỹ Trà

- Vovworld