Media /
Trong làng hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Làng lụa Vạn Phúc hiện có trên 1.000 máy dệt hoạt động liên tục ngày đêm.
Bà Nguyễn Thị Hằng một trong những người thợ có tay nghề cao ở làng Vạn Phúc cho biết du khách đến đây được tham quan quy trình dệt lụa, hiểu thêm về nghề dệt truyền thống của Việt Nam.
Làng nghề Vạn Phúc giờ đây là một điểm du lịch, mua sắm thu hút đông du khách trong và ngoài nước.
Những sản phẩm lụa của Vạn Phúc khiến cho bất kỳ du khách nào đến đây cũng muốn được sở hữu.
Những thếp lụa tơ tằm 100% với sắc màu rực rỡ được nhiều người tiêu dùng lựa chọn may áo dài.
Khách du lịch nước ngoài rất thích chiếc khăn lụa. Họ thường mua sử dụng và làm quà cho người thân.
Một du khách người Hàn Quốc chọn lựa cho mình và bạn chiếc cà vạt của làng lụa khi đến đây tham quan.
Du khách người Nhật Bản và Hàn Quốc rất thích những chiếc túi lụa rút dây như này.
Chiếc nón lá được bọc lụa trở thành vật trang trí ấn tượng
Các loại áo dài, váy được người tiêu dùng trong nước lựa chọn bởi chất vải mềm, mát, nhẹ.
Bà Nguyễn Thị Tâm con dâu cố nghệ nhân Triệu Văn Mão cho hay bà và những người trong làng đang làm hết sức mình để giữ và phát triển thương hiệu lụa Vạn Phúc.
Những con thoi với các hình dáng khác nhau.
Đến đây du khách còn có cơ hội dịp tìm hiểu về nghề dệt. Phên trưng bày kén kéo tơ có hai màu vàng và trắng. Một con kén kéo được 8000m tơ.
Guồng quay tơ bằng tay
Chiếc suốt chỉ.
Chiếc máy dệt bằng tay có tuổi đời hàng trăm năm.
Nhà thờ tổ nghề làng lụa Vạn Phúc
Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ.

Vũ điệu của lụa

(VOV5) -Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại và phát triển ở Việt Nam. 

Lan Anh