Khởi nghiệp với nông nghiệp: Từ Nghĩ Lớn

(VOV5) - Rynan đưa công nghệ 4.0 vào ruộng đồng để giải phóng nông dân.

Nghe âm thanh bài viết tại đậy:

Hội trường Diễn đàn Kết nối Startup Việt trong và ngoài nước” đã xôn xao khi tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ  trình chiếu những minh họa thực tế từ nông nghiệp lúa gạo “4.0” đang được thực hiện tại một số tỉnh, thành Việt Nam, từ cái nôi Rynan Holdings JSC công ty do người Việt làm chủ, với những sáng chế vượt trội về phân bón thông minh, cơ khí...quy trình sản xuất lúa gạo mới... từ bàn tay khối óc những kỹ sư, trí thức đồng bằng sông Cửu Long. 

Bài thuyết trình về khởi nghiệp của ông Mỹ , tiến sĩ hóa học vật liệu từ Canada trở về -  người đã tiếp tục khởi nghiệp với một sự nghiệp mới ở độ tuổi ngoài 60, lôi cuốn bởi thực tế sinh động chứng minh, với một cách nghĩ lớn, một cách làm khác, người Việt cũng có thể biến những điều không tưởng thành hiện thực khi nhìn về tương lai ngành nông nghiệp Việt Nam.

Khởi nghiệp với nông nghiệp: Từ Nghĩ Lớn - ảnh 1Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ trong một lần thuyết trình - Ảnh: rynan.vn 

Ví von một cách umua với những doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ, “đừng lo làm ăn lớn hay nhỏ, vì khởi nghiệp phải từ cái nhỏ, nhưng phải nghĩ lớn. Và luôn luôn phải thay đổi, phải đột phá, thay đổi lĩnh vưc mình hoạt động trong đó và đột phá chính mình, nếu không sẽ bị bỏ lại”, tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Rynan Holdings JSC cho biết: Sau 10 năm làm tổng giám đốc và chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn công nghệ cao Mỹ Lan – tập đoàn do ông sáng lập, ông nghỉ hưu, có thời giờ xem tivi, nghe đài, đọc báo, thì những thông tin ông chú ý nhiều nhất là về thực phẩm bẩn:

“Tại sao nước Việt Nam mình sản xuất nông sản hàng đầu thế giới mà người dân lai ăn thưc phẩm bẩn? Đó là những cái sai. Ý tưởng khởi nghiệp là gì? Làm đúng cho cái đang đi sai! Thì thôi tôi quyết định khởi nghiệp lần nữa. Hơn nữa năm 2016 là năm quốc gia khởi nghiệp Lần này tôi tập trung vào nông nghiệp, vào lúa gạo. Quê tôi ở Trà Vinh, nghèo lắm chỉ có lúa gao thôi. Câu hỏi đặt ra là, chúng ta có thể xây dựng một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới mà không làm chủ một thửa ruộng nào không? Được chứ. Với công nghệ 4.0 làm được. Nhà nước mình đâu cần đổi luât đất đai làm gì. Chỉ cần cái điện thoại di động thôi. Đó là cái khởi nghiệp mà tôi muốn làm. Có hơi ảo tưởng lắm không? Thì tôi thử làm.” – Ông Mỹ nói

Nói về cách mạng công nghiệp 4.0, tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ đã có sự tổng kết dễ hiểu với đại chúng: “Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại có hãng vận chuyển lớn nhất thế giới mà không làm chủ một chiếc xe nào, một công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới mà không làm chủ một kho hàng nào, một công ty cung cấp dịch vụ lưu trú lớn nhất trên thế giới mà không làm chủ một căn hộ nào”.

Và đó là tiền đề để Nguyễn Thanh Mỹ đặt ra câu hỏi cho ý tưởng khởi nghiệp mới ở tuổi 60, là có thể xây dựng một công ty sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới mà không làm chủ một thửa ruộng nào không?

Khởi nghiệp với nông nghiệp: Từ Nghĩ Lớn - ảnh 2 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ khảo sát mô hình canh tác lúa lý tưởng của Đồng Tháp, theo công nghệ của Rynan chuyển giao. - Ảnh:rynan.vn

Ông Mỹ trăn trở vì, Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới,  xuât khẩu lúa gạo đứng thứ 2, caffe đứng thứ 3, cũng là  một  trong 5 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Và quê hương thân yêu nơi ông kiên quyêt trở về, cũng là một trong năm quốc gia bị tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu. 

Ông Mỹ kể: “Quê tôi ở Trà Vinh, mùa khô 2015-2016 tới 6 tháng không có nước, ruộng đồng khô hạn. Mùa khô này đã cho một sự thức tỉnh rằng đất nước mình bị ảnh hưởng rất lớn bởi biến đổ khí hậu. Canh tác thì nhỏ lẻ. Nông dân càng già hóa và càng ít lao động nông nghiệp hơn. Thu gom thì nhiều cò lúa quá. Mình lại thêm chuyện được mùa ép giá. Bài hoc này lặp đi lặp lại hoài. Thì thôi, tôi khởi nghiệp để cố gắng làm đúng cho cái đang đi sai này.

Tôi bắt đầu coi lại cái sai trong chuỗi sản xuất lúa gạo của mình như thế nào. Trong chuỗi sản xuất lúa gạo của mình thấy có vật tư đầu vào, canh tác, thu gom, xay xát, tiêu thụ. Nếu tìm cái sai trong chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam, thì sẽ thấy vài trăm cái sai, mà cái sai nào cũng là cơ hội để mình khởi nghiệp hết.”

Đưa ra ví dụ, Việt Nam có quá nhiều giống lúa, mà là giống không có giá trị cao, Hoặc nông dân điêu đứng vì phân bón giả, quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vât đôc hại, 90% nhập khẩu từ Trung Quốc....Ông Mỹ đã mở ra những ý tưởng đột phá cho các kỹ sư, các nhà khoa học của Rynan, của đồng bằng sống Cửu Long cùng thực hiện. 

Tới nay, tập đoàn Rynan đang sản xuất phân bón thông minh ở Trà Vinh; cũng như chuyển giao những quy trình, công nghệ mới sản xuất lúa gạo cho nông dân, và định hướng lại chuỗi giá trị lúa gạo.

Sản phẩm phân bón nuôi dưỡng được đất đai, làm đất sạch; quy trình canh tác vùi phân, sạ lúa, phun vi sinh ba trong một, hay sản xuất dầu neem để ngừa sâu bệnh, hệ thống máy móc cơ khí được sáng chế hoặc cải tiến từ những sản phẩm đã có để sạ lúa thích hợp với địa hình,  những hệ thống cảm ứng nước thông minh để đo độ mặn;, hệ thống bơm thông minh có thể điều khiển bằng điện thoại di động...

Một nền nông nghiệp thực sự sạch được nghiên cứu, kiểm soát từ đất đai đến sản phẩm cuối cùng không còn là mơ ước mà được hiện thực hóa từng ngày trong quy trình sản xuất của Rynan. 

Khởi nghiệp với nông nghiệp: Từ Nghĩ Lớn - ảnh 3Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ giới thiệu với Bộ trưởng về công nghệ sản xuất phân bón thông minh của Rynan - Ảnh:rynan.vn 

Những sản phẩm, công nghệ của tập đoàn Rynan bắt đầu ra thị trường gần một năm nay tại một số đia phương ở Thái Bình, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang vv...cũng như giành giải thưởng trong Dự án sản xuất lúa gạo bền vững và giảm phát thải khi nhà kính Ag Results tại Việt Nam năm 2017.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ rất tự hào khi nói: Đây là những công nghệ được phát triển và sáng chế từ đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ khẳng định: đưa công nghệ 4.0 vào ruộng đồng sẽ giải phóng nông dân, và giảm tác động tiêu cực của thương lái, giúp nông dân thoát nghèo. Vì thế, câu chuyện khởi nghiệp, với ông Mỹ, cũng có thể là một cách nói vui, như ông vẫn từng.

Có rất nhiều bạn trẻ trong Diễn đàn khởi nghiệp hôm đó, từng theo dõi những câu chuyện về ông trên các phương tiện thông tin đai chúng. Luôn sáng tạo, luôn đổi mới, trong mấy chục năm từ Canada trở về Việt Nam, đưa Trà Vinh từ một tỉnh nghèo thành tỉnh có tên tuổi trong bản đồ sản xuất công nghệ cao của thế giới với Tập đoàn Mỹ Lan; hành trình hện tại của tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ với tập đoàn Rynan, giúp xây dựng nông nghiệp thông minh và phù hợp hơn, cũng vẫn là hành trình lý tưởng tự thân suốt cuộc đời ông: Nghĩ Lớn. Và Làm Lớn. Cho Tổ Quốc mình. 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác