Tiếng nói Việt Nam


Tiếng nói Việt Nam - ảnh 1


Người ta thường bảo thời đại nầy là thời đại “Internet”. Thưa vâng ! Đúng đấy, nhưng chỉ đúng phần nào thôi ! Còn đối với đại đa số người Việt Nam, nhất là các Kiều Bào ở nước ngoài thì không hẳn như vậy ? Họ vẫn dùng máy thu thanh để nghe tin tức từ đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam truyền đi khắp năm châu như từ thuở ban đầu? Tuy tôi là một Việt kiều ở nước ngoài từ lâu, trực tiếp với nền văn minh phương Tây và biết sử dụng Intrenet, thường ngày tôi vẫn lên mạng để đọc báo online. Nhưng không vì thế mà tôi quên nghe đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam. Nhất là giọng của cô phát ngôn rất truyền cảm: “Đây là đài phát thanh TIẾNG NÓI VIỆT NAM, phát thanh từ Hà-Nội, thủ đô nước Việt Nam …  Tôi còn nhớ như in trong óc, lời của một bạn gái Việt Kiều ở Thái đã  tâm sự cùng tôi: “Ngày nào không nghe đài Tiếng Nói Việt Nam ngày đó như thiếu vắng một cái gì mộtcái gì, khó mà tả nỗi…” !

Tiếng nói Việt Nam - ảnh 2

Tiếng nói ấy  là hồn Dân Tộc được đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam truyền đi; ngày đó, đã từ lâu lắm rồi, giọng nói của Bác Hồ như còn phảng phất đâu đây. Bác ôn tồn hỏi đồng bào: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”- Nghe rõ ! Đó là tiếng đồng thanh trả lời của đồng bào đang họp mít-tinh ở Ba-Đình nhân ngày toàn quốc kháng chiến, ngày 19 tháng 8 năm 1945.

Rồi đến ngày Pháp tái chiếm Đông Dương trong đó có cả Hà-Nội. Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam phải tản cư từ Hà-Nội lên Việt Bắc. Tiếng nói bất khuất của đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam vẫn không ngưng-nghỉ. Thực dân Pháp rất tức tối vì Tiếng Nói Việt Nam  hào hùng ấy vẫn ngạo nghễ không bị gián đoạn tuy Bộ Tham Mưu Quân Đội Pháp có kế hoạch triệt tiêu Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam bằng cách cho Trung đoàn lính Lê Dương (Légionnaire) và binh đoàn Tabor (Marốc) kết hợp với trung đoàn Bộ binh địa phương mở cuộc bố ráp, lùng sục quyết thanh toán cho được. Nhưng bọn chúng chỉ nhọc công, không tìm ra được nơi ẩn trú của đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Rồi có một ngày tin vui từ đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam phát ra dồn dập lại đến với đồng bào cả nước và Việt kiều nước ngoài; quân ta đã thắng trận Đông-Khê, đầu tiên trong chiến dịch biên giới; rồi Thât-Khê, Na-Sầm v.v…

Và lần lượt đến chiến thắng Điện Biên Phủ, tướng Pháp là De Castrie phải đầu hàng. Hội nghị Genève, quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc, vĩ tuyến 17. Ta làm chủ miền Bắc. Nhưng chưa làm chủ được hoàn toàn cả nước.

Chiến tranh Việt Nam kéo dài, trước với thực dân Pháp; sau với đế quốc Mỹ phần nhiều xẩy ra tại miền Nam Việt Nam. Còn ngoài Bắc thì chạy bom của Mỹ do máy bay B.52 ném liên tục xuống cảng Hải-Phòng và thành phố Hà-Nội.

Với Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam người ta những tưởng đài nầy phải tắt tiếng vì bom và hoả tiễn của Mỹ bắn xuống như mưa. Nhưng trái lại, Tiếng Nói Việt Nam vẫn oai hùng và dõng dạc loan tin quân ta chiến thắng trận Ấp Bắc. Trận đầu tiên có lính Mỹ tham dự và cũng là trận đầu mà người miền Nam gọi là “Trực thăng vận” có Mỹ trực tiếp tham chiến. Rồi đến những trận đánh lớn ở Trảng Bàng (Tây-Ninh), An Lộc, Đồng Xoài …. Cuối cùng là “Đại thắng Mùa Xuân”, quân ta chiếm được địa điểm quan trọng của Đông-Dương. Đó là vùng cao nguyên Ban-Mê-Thuột, Pleiku, Kontum.

Cuối cùng là xe tăng của quân đội đã húc vào cửa song sắt của Dinh Độc Lập và chính phủ VNCH của tướng Dương Văn Minh đầu hàng. Kết thúc chiến tranh Việt Nam và đất nước chúng ta hoàn toàn thống nhất sau hơn 20 năm bị chia cắt

Lịch sử Việt Nam được lật qua trang mới !

Do đâu mà năm 1975 nưóc ta thắng lợi ?. Đó là nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng CS Việt Nam, nhờ công lao của chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo ở TW Đảng chúng ta mới thống nhất được hai miền đất nước, làm chủ toàn vẹn lãnh thổ, trong khi Đức và TriềuTiên chưa được thống nhất.

Đề cập đến Đài Tiếng Nói Việt Nam .Tuy thời gian đã trôi qua có hàng chục, chục năm cho mãi đến bây giờ cũng vẫn thế, không có gì thay đổi lớn. Tôi vẫn còn nhớ Kiều bào ở Thái, cứ đến giờ phát thanh buổi tối của đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam thì bà con Kiều Bào có thói quen quây quần lại bên chiếc đài để nghe tin tức của đài truyền đi. Đó là tiếng nói thân thương, là sợi dây liên lạc thiêng liêng nối liền giữa Tổ Quốc và những người con xa quê hương.

Qua những chặng đường đổi mới, cuối năm 1998, chương trình phát thanh Tiếng Nói Việt Nam được đưa lên mạng Internet và ngày 9-2-1999 Vovnews ra đời và sau đó không những có tiếng Việt mà có cả tiếng Anh. Và tiếp theo là chương trình phát thanh dành cho đồng bào ViệtNam ở xa Tổ Quốc hàng ngày trên mạng Internet.

Tôi có vinh hạnh được các cơ quan trực thuộc chính phủ mời về nước nhiều lần và có cơ hội được tiếp xúc với anh chị em công tác ở đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam, nhất là với Vovnews, Phòng Việt KiềuBan Thái ngữ cùng báo Quê Hương… Tôi nhận thấy Vovnews luôn luôn khởi sắc, nội dung phong phú, trình bày đẹp mắt; Phòng Việt Kiều thành tâm liên lạc với đồng bào ở nước ngoài; Ban Thái ngữ luôn thăm dò ý kiến bạn đọc. Và Báo Quê Hưiơng mỗi ngày mỗi đẹp và phong phú nội dung. Nói chung, tôi rất thích và rất qúy mến các anh chị em đã tỏ ra rất yêu nghề, có tinh thần học hỏi cao độ. Cứ cái đà nầy thì không mấy chốc anh chị em sẽ đoạt được những gì ước muốn trong ngành truyền thông, nếu không toàn thiện, toàn mỹ thì cũng có bước tiến nhảy vọt so với ngành truyền thông của các nước tiến bộ ở châu Á. Và nếu Nhà Nước tăng thêm ngân sách cho Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam thì Việt Nam chúng ta đâu có kém ai ở châu Á ?

Lời cuối, xin kính Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam, baó Quê Hương thu đạt được nhiều  kết quả như đã hoạch định. Thành thật thân chúc tất cả anh chị em có nhiểu sức khoẻ. Luôn luôn học hỏi để cầu tiến hòng đáp ứng với nhu cầu công tác đã được cấp trên giao phó.

                                                                                                                                               California, 2011.

Hoài Việt

 

 


Phản hồi

Các tin/bài khác