Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ

(VOV5) - "Con người ta có thể đi về phương Tây nhưng khôngbao giờ quên mình đến từ phương Đông."

Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 1 Đại sứ Hungary tại Việt Nam, ông Őry  Csaba (đứng, bên phải) phát biểu tại cuộc tọa đàm.

Trong sự giao thoa văn hóa Việt Nam – Hungary và ngược lại, có thể nhắc tới việc những tác phẩm văn học nổi tiếng của Hungary tới Việt Nam, mà vừa mới đấy nhất, là cuộc tọa đàm về "nhà điêu khắc của ngôn từ” diễn ra cuối tháng 9 tại Hà Nội.

Cuộc tọa đàm này diễn ra nhân dịp tái bản Những ngọn nến cháy tàn của nhà văn lừng lẫy Márai Sándor, bản dịch của Giáp Văn Chung, cũng là một trong những hoạt động giới thiệu văn hóa Hungary do Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam phối hợp tổ chức.

Márai Sándor là một nhà văn lớn của nhân loại. Trong cuộc đời dài gần một thế kỷ kể từ khi sinh năm 1890 đến khi tự sát 1989, ông đã sáng tác gần 100 tác phẩm, chủ yếu là tiểu thuyết, mà tiểu thuyết nào cũng có sức nặng và có giá trị nhất định. Do tình hình chính trị, sau năm 1947, Márai Sándor chấp nhận kiếp sống tha hương ở Thụy Sĩ, Italy, Pháp, cuối cùng định cư ở Mỹ.

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 2 Nhà văn Hungary János Lackfi  nói về những nét đặc sắc trong di sản văn học của Márai Sandor.

Có mặt tại cuộc tọa đàm, nhà văn Hungary János Lackfi chia sẻ: “Márai Sándor là người đã đem trong tim mình cuộc sống, đời sống của người Hung, sang Ý hoặc sang Mỹ và tiếp tục sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Márai đã chọn cho mình việc hoài niệm một thế giới đã quá vãng, và đã chọn cho mình một cái vai là kẻ bị đọa đầy, bị đầy ải, bị xua đuổi.

Một mình ông đã tạo nên một pháo đài văn học ở vị trí cách xa Châu Âu. Tất cả những gì thuộc về kinh điển, một mình ông đã là đại diện, và là đối xứng với xã hội Hungary đương thời.

Cuối đời người ta mời ông từ Hung về nước. lẽ ra ông có thể về được. và sự lưu đày của ông lẽ ra đã kết thúc. Nhưng trong một hồi ký sau này ông đã viết một cách rất cay đắng, ông viết ông không trở lại Hungary để trở thành một tượng đài hoặc một kỷ niệm. Ông muốn trở thành đại biểu của một cách ứng xử chứ không muốn trở thành tượng đài của quá vãng.” Dịch giả Giáp Văn Chung, người Việt ở Hungary - người đã chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học Hungary, cho biết tới nay, thỉnh thoảng người ta lại tìm ra đâu đó một bản thảo của ông chưa công bố.

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 3Quang cảnh buổi tọa đàm về Márai Sandor.

Nhiều tác phẩm của Márai đã được dịch ở Việt Nam như: Bốn mùa trời và đất, Lời cỏ cây, Lời bộc bạch của một thị dân… Dịch giả Giáp Văn Chung cho biết: “Márai là tác giả đã được giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Bản thân tôi cũng đã giới thiệu 5 tác phẩm sang tiếng Việt…, hay chị Hồng Nhung đã giới thiệu Lời cỏ cây cũng của Márai Sandor là một tập sách rất hay, hay một tác phẩm của Marai cũng đã được dịch cách đây hơn chục năm là Di sản của Estee. Bạn đọc Việt Nam qua độ 7-8 tác phẩm đã được dịch có thể nói là đã nhận diện được gương mặt của một tác phẩm lớn, của tiểu thuyết gia lớn của Châu Âu.”

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 4

Những ngọn nến cháy tàn có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của Márai Sándor. Gần 10 năm sau khi qua đời, Márai Sándor được phát hiện lại với tiểu thuyết này Tiểu thuyết xuất bản lần đầu tại Hungary năm 1942. Sau này, tác phẩm được tài bản nhiều và dịch ra nhiều ngôn ngữ, được chuyển thể thành kịch bản sân khấu, dựng thành phim. “Những ngọn nến cháy tàn" ông viết năm 1938. Hiện nay nó đã được dịch và xuất bản ở rất nhiều nước, thâm chí có những nước mà chúng ta không ngờ tới như Hàn quốc hay Brazil chẳng hạn…cũng đều in Những ngọn nến cháy tàn với số lượng rất lớn. Tác phẩm dung lượng không lớn, chỉ khoảng 200 trang sách thôi, nhưng Márai có một nghệ thuật viết tiểu thuyết cực kỳ tài hoa. Người ta gọi ông là nhà điêu khắc của ngôn từ. Những ai đã đọc Bốn mùa - Trời và đất, hai tập tản văn của Márai khắc họa lên tâm trạng, tâm lý của cả một thời đại. Tôi lấy ví dụ, Márai có một câu rất ngắn như thế này: Con người ta có thể đi về phương Tây nhưng không bao giờ quên mình đến từ phương Đông. Trong câu ấy là cả một triết lý sống, cả một quan niệm về văn chương của Márai.

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 5Tọa đàm văn học này là một trong những hoạt động do Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam phối hợp tổ chức. 

Nhà văn Hungary János Lackfi nhận xét: “Trong tác phẩm này chúng ta thấy một Marai đầy xúc cảm. Người biết rất nhiều về quan hệ giữa đàn ông với phụ nữ, về nỗi hoài vọng, về sự bất trung, lừa dối …Trong cuốn sách này chúng ta có thể thấy Marai là 1 phiên bản của xu thế ứng xử vào thời đại đó.”

Márai Sándor và Những ngọn nến cháy tàn: Nhà điêu khắc của ngôn từ - ảnh 6Chỉ với chưa đầy chục tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, nhưng Márai Sandor là tác gia Hungary được người yêu văn học Việt Nam quan tâm.

Nhà nghiên cứu văn học PGS TS Trương Đăng Dung cho biết, những tác phẩm văn học lớn của Hungary đã được chuyển ngữ rất xuất sắc qua cầu nối Giáp Văn Chung. Và với Những ngọn nến cháy tàn bản tiếng Việt, do Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây và NXB Văn học ấn hành, một lần nữa cho thấy được vẻ đẹp khôn tả của nền văn học này thông qua một cây bút bậc thầy: “Những ngọn nến cháy tàn xứng đáng để chúng ta đón đọc suy ngẫm. Bởi vì trên từng trang sách đó là cái khắc khoải của người nghệ sĩ trước thân phận con người, mà không phải thân phận con người một cách đơn giản là sống và chết, mà chính là quá trình chúng ta sống, quá trình chúng ta chờ chết như thế nào, quá trình chúng ta trải nghiệm thế giới này, và thế giới này mang lại điều gì Điều gì đó là đích thực. Và chúng ta có thể tạo ra điều gì đích thực hơn được nữa không.Đấy là thông điệp rất quan trọng mà nhà văn Márai Sando đã nói qua tác phẩm này.”

Tờ Sunday Times  từng đánh giá: "Với chiến thắng của cuốn tiểu thuyết này, nền văn học thế kỷ 20 mà chúng ta nghĩ đã hoàn toàn cáo chung và yên bề - đã nhận được một món quà muộn từ bậc thầy mới, mà từ nay chúng ta có thể xếp cùng hàng với Joseph Roth, Stefan Zweig, Robert Musil, và những bậc thánh xa xôi khác như Thomas Mann, Franz Kafka. Bậc thầy ấy là Márai Sándor”.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác