Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự kiến Chương trình xây dựng Luật

(VOV5) - Để công tác lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đạt kết quả tốt, cần rà soát tổng thể các căn cứ để lập đề nghị, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý đối với các dự án đề xuất đưa vào Chương trình.

Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự kiến Chương trình xây dựng Luật - ảnh 1

Ảnh minh họa

Sáng 21/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Một số định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự kiến chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh”.

Các đại biểu cho rằng để công tác lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đạt kết quả tốt, các Bộ, ngành cần rà soát tổng thể các căn cứ để lập đề nghị, sắp xếp thứ tự ưu tiên hợp lý đối với các dự án đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Theo bà Nguyễn Thị Phương Liên, Phó trưởng phòng Chính sách pháp Luật, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp: Các bộ ngành cần tập trung vào khâu tổ chức thi hành, phân tích, đánh giá tác động của chính sách, xem xét thông qua chính sách để bảo đảm được tính khả thi của chính sách.

"Từ việc làm tốt ở khâu chính sách thì khi các dự án luật đưa vào chương trình sẽ bảo đảm chất lượng, tính khả thi, ổn định của chương trình cũng được nâng cao. Giải pháp thứ 2 là đầu tư nguồn lực về con người. Đội ngũ cán bộ pháp chế ở các Bộ, ngành cũng cần phải được tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn nâng cao trình độ, các kỹ năng về phân tích đánh giá tác động chính sách, để phát huy được năng lực đội ngũ cán bộ xây dựng pháp luật ở các Bộ, ngành trong quá trình đề xuất, phân tích chính sách cũng như quá trình lập dự kiến chương trình. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần làm ổn định và tính khả thi của chương trình" - bà Nguyễn Thị Phương Liên nói.

Qua gần 2 năm triển khai Luật Văn bản quy phạm pháp luật đã có một số lượng lớn dự án mà Chính phủ đã xem xét cho ý kiến và số lượng các Luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và cho ý kiến. Một số Bộ, cơ quan ngang bộ đã tích cực triển khai nhiệm vụ lập đề nghị xây dựng các dự án luật liên quan đến đất đai, nhà ở, xây dựng, môi trường, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch. Chất lượng văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được nâng lên, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về tính hợp hiến, hợp pháp.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác