Tọa đàm “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du”

(VOV5) - Tọa đàm đánh giá về tư tưởng canh tân, đổi mới của Phan Bội Châu đồng thời khẳng định phong trào Đông du là một chuyển biến tích cực trong nhận thức của những trí thức tiến bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX. 


Tọa đàm “Phan Bội Châu và phong trào Đông Du” - ảnh 1
Các diễn giả của tọa đàm (từ trái sang phải): GS. Chương Thâu, ThS. Đào Tiến Thi, GS. Nguyễn Trọng Chuẩn


 Ngày 19/1, tại Trung tâm Văn hóa Pháp L’Escape diễn ra tọa đàm Phan Bội Châu và phong trào Đông Du nhân dịp kỷ niệm 110 năm phong trào Đông Du.


Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả gồm Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn, Thạc sĩ Đào Tiến Thi và Giáo sư Chương Thâu với bề dày hơn 50 năm nghiên cứu về Phan Bội Châu.


Tọa đàm đánh giá về tư tưởng canh tân, đổi mới của Phan Bội Châu đồng thời khẳng định phong trào Đông du là một chuyển biến tích cực trong nhận thức của những trí thức tiến bộ Việt Nam đầu thế kỷ XX.


Theo các diễn giả, qua hơn một thế kỷ, những tư duy đổi mới ấy đến nay vẫn còn nguyên những giá trị lịch sử và tư tưởng. Năm 2015, đúng 110 năm ngày nhà chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu lên đường sang Nhật Bản với mục đích ban đầu là cầu viện chính phủ Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp, giành lại độc lập. Nhưng khi sang đến Nhật với thực tế nước Nhật và nước Việt Nam lúc đó, chí sỹ Phan Bội Châu đã thay đổi nhận thức, cho rằng thay vì giúp vũ khí đánh Pháp, người Nhật giúp Việt Nam đào tạo con người, để từ đó người Việt Nam tự đứng lên đánh Pháp giành độc lập. Và vì thế đã mở ra một phong trào cách mạng lớn có tên là phong trào Đông Du - tức sang phương Đông (Nhật Bản) du học./.

Phản hồi

Các tin/bài khác