Hội thảo Công bố Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III

(VOV5) - Các chuyên gia của Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trình bày về các nội dung chính của Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/10/2018 và nộp lên Hội đồng Nhân quyền ngày 22/10/2018.

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo quốc gia theo Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Tham dự sự kiện có đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nhân dân của Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam.

Hội thảo Công bố Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III - ảnh 1 Toàn cảnh Hội thảo. - Ảnh: Hải Yến/baoquocte

Các chuyên gia của Bộ Ngoại giao và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) trình bày về các nội dung chính của Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/10/2018 và nộp lên Hội đồng Nhân quyền ngày 22/10/2018, cũng như sự chuẩn bị của Việt Nam cho Phiên trình bày và đối thoại về Báo cáo nêu trên tại Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vào tháng 1/2019 sắp tới.

Ông Đặng Hoàng Giang, Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, cho biết Báo cáo UPR chu kỳ III được xây dựng công phu, với sự tham gia của 18 bộ, ngành, cơ quan có liên quan đến việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam, đồng thời tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về tiến trình UPR.

Về phía Liên hợp quốc, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia UNDP tại Việt Nam, chúc mừng Chính phủ Việt Nam đã hoàn thành Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ III, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của việc triển khai hiệu quả các khuyến nghị nhận được tại Phiên đối thoại tháng 1/2019 sắp tới, khẳng định UNDP sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để triển khai những khuyến nghị này, qua đó góp phần bảo đảm và thúc đẩy ngày các tốt hơn các quyền con người ở Việt Nam.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác