Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu”

(VOV5) - Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa nhân dịp kỷ niệm Ngày di sản Việt Nam 23/11.

Ngày 24/11, tại Hà Nội diễn ra Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu”. 

Tại buổi tọa đàm, các nhà nghiên cứu văn hóa, sử học, các nghệ nhân cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan đến tục thờ tổ bách nghệ và đạo hiếu của người Việt; mối quan hệ giữa các làng nghề, phố nghề và việc thờ cúng tổ nghề giữa quê gốc và phố Thăng Long.

Tọa đàm “Tục thờ Tổ nghề ở Việt Nam dưới góc nhìn đạo Hiếu”  - ảnh 1Quang cảnh tọa đàm 

Tín ngưỡng thờ tổ nghề là một biểu hiện của tín ngưỡng thờ tổ tiên, từ lòng biết ơn những vị đã tạo dựng cho mình cuộc sống. Trong tín ngưỡng dân gian, người Việt cũng như người thợ thủ công còn tin rằng các vị tổ nghề, thần linh và người thợ thủ công có mối liên hệ vô hình và thường phù hộ, độ trì cho mình trong những vui buồn trên con đường phát triển nghề nghiệp. Ở Thăng Long trước đây, tín ngưỡng thờ tổ nghề khá đậm nét bởi không có nơi nào ở Việt Nam nhiều đình đền thờ tổ nghề như ở đây.

Nhân dịp này, Ban quản lý Phố cổ Hà Nội phối hợp với Dự án “khơi nguồn tinh hoa văn hóa Việt” tổ chức triển lãm ảnh một số nghề truyền thống gắn với các Đình tổ Nghề trong Khu Phố cổ Hà Nội.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác