Đắc Lắc đẩy mạnh các chương trình phát triển du lịch

(VOV5) - Du lịch Đắc Lắc kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho vùng đất này.

Trong những năm gần đây, Đắc Lắc đã trở thành điểm đến của du khách trong nước và nước ngoài. Du lịch Đắc Lắc kết hợp giữa du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho vùng đất này. Đặc biệt, tỉnh Đắc Lắc quan tâm thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, hướng mạnh vào liên kết du lịch với các vùng, miền tạo bước đột phá hiệu quả hơn trong thời gian tới. Khách mời của chương trình hôm nay, ông Y-WAI BUÔN YÁ, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Đắc Lắc thông tin những nội dung này:


Nghe nội dung chi tiết tại đây:



Phóng viên (PV) : Thưa ông, trong những năm gần đây, tỉnh Đắc Lắc thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài đến thăm, ông có thể cho biết điều gì tạo nên kết quả như thế?

Ông Y-WAI BUÔN YÁ: Trong những năm gần đây, đặc biệt cuối năm 2014, đầu năm 2015 du lịch Đắc Lắc có những khởi sắc và phát triển. Theo tôi đánh giá có mấy yếu tố như sau: kinh tế xã hội phát triển tạo cho du lịch của Đắc Lắc có bước phát triển;  Những năm gần đây, Đắc Lắc có sự kết nối du lịch với các tỉnh, thành, chúng tôi thường xuyên quảng bá, tổ chức các hội chợ nên khách hướng về du lịch Đắc Lắc, du lịch Tây Nguyên, tập trung ở Đắc Lắc và Lâm Đồng. Họ đến ngày càng đông, càng nhiều, cảm thấy đây là điểm du lịch mới, hấp dẫn đối với khách quốc tế. Những dịp nghỉ lễ, du khách  đến Đắc Lắc ngày càng đông. Nguyên nhân nữa là đầu tư cho du lịch ngày càng tốt hơn, nhất là cơ sở lưu trú, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách trong nước và quốc tế; các điểm vui chơi cũng được phát triển tốt hơn. Ngoài ra, du lịch đến Đắc Lắc văn minh, an toàn, bầu không khí môi trường sinh thái tốt. Du lịch ở đây hấp dẫn du khách bởi du lịch văn hóa, đặc trưng du lịch của Đắc Lắc và du lịch sinh thái, tạo ra một chuỗi, một sản phẩm du lịch đặc trưng ở đây, cưỡi voi cũng là nét mới cho du khách. Thông tin của Đắc Lắc , nhất là thông tin về du lịch, những tiềm năng, cơ sở vật chất về du lịch của tỉnh đến với du khách nhanh hơn và họ cũng hiểu được đầy đủ hơn. 

PV: Thưa ông, ông vừa nói đến sự kết nối trong du lịch. Vậy Đắc Lắc liên kết  như thế nào đối với các tỉnh lân cận  trong phát triển du lịch?

Ông Y-WAI BUÔN YÁ:  Cho tới nay, chúng tôi kết nối được 5 tuyến du lich vùng miền với cả nước. Một là tuyến đồng bằng Trung bộ, hai là tuyến miền bắc, thứ 3 là tuyến nam bộ, thứ 4 là tuyến miền tây và thứ 5 là tuyến các tỉnh Tây Nguyên. Hiện nay, kết nối du lịch qua quảng bá, giới thiệu, qua tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chơ du lịch và du lịch Đắc Lắc có sự kết nối phát triển liên vùng, liên ngành. Chúng tôi thường xuyên tổ chức hội chợ với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.cả nước. Ví dụ Hà Nội 200 doanh nghiệp vào đây. Khoảng 120 đến 150 nhà hoạt động kinh doanh du lịch, kinh tế xã hội của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tới Đắc Lắc.

PV: Thưa ông, bên cạnh những kết quả như vậy thì trong những dự án phát triển du lịch của Đắc Lắc chắc chắn còn khó khăn và nhiều vấn đề cần quan tâm?

Ông Y-WAI BUÔN YÁ: Sự phát triển du lịch của Đắc Lắc trong thời gian vừa qua cũng chưa tương xứng với tiềm năng vì kinh tế xã hội ở đây phát triển chưa đồng đều. Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực du lich ở Đắc Lắc là doanh nghiệp nhỏ cho nên sức đầu tư cho các điểm, khu du lịch ở đây còn hạn chế.


PV: Thời gian tới, trong dự án phát triển du lịch của tỉnh Đắc Lắc sẽ tập trung vào những nội dung gì là chính, thưa ông?

Ông Y-WAI BUÔN YÁ: Chúng tôi tập trung đầu tư vào du lịch sinh thái, du lịch văn hóa cầu đồng, đây là hai điểm nhấn đặc trưng của Đắc Lắc. Chúng tôi cũng có đưa vào vấn đề quy hoạch là một khu du lịch là buôn Đôn, du lịch sinh thái, du lịch bằng voi, xây dựng một điểm du lịch ở Hồ Lắc vì đây là điểm du lịch rất lớn và nó cũng rất thuận lợi cho tuyến đường đi xuống Đà Lạt, Lâm Đồng, đầu tư du lịch sinh thái tại hồ Lắc này và có cả sân golf, có khu resort. Còn tại thành phố  Buôn Mê Thuột, chúng tôi phát huy giá trị di sản văn hóa, các công trình văn hóa tại thành phố đã được đầu tư, xây dựng, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng…Qua đó, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế rằng Đắc Lắc có truyền thống văn hóa lịch sử, kể cả truyền thống văn hóa và truyền thống lịch sử đấu tranh cách mạng; không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận, đây là kiệt tác phi vật thể của nhân loại. Vừa rồi, chúng tôi tham mưu cho hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng một Nghị quyết chuyên đề bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa cồng chiêng. Chúng tôi đã tổ chức bảo tồn bằng hình thức là mở các lớp truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ, phục dựng các lễ hội của đồng bào, trong đó có vấn đề là lễ hội cồng chiêng. Và chúng tôi mua được gần 200 bộ chiêng để cấp  cho các nhà văn hóa cộng đồng.


PV: Xin cảm ơn ông !


Phản hồi

Các tin/bài khác