Muốn thành công phải biết tính toán rủi ro và nắm bắt cơ hội

(VOV5) - Sau hơn 20 năm định cư ở Đan Mạch, trở về đầu tư và sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đúng vào thời kỳ đất nước mở hội nhập kinh tế quốc tế.  


Doanh nhân Ngô Dương Hoàng Thao tham gia đầu tư, kinh doanh trong nhiều lĨnh vực, nên doanh nghiệp của anh cũng gặp không ít khó khăn trong việc chuyển đối mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, anh luôn có cái nhìn lạc quan về môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như hiện thực cuộc sống ở quê nhà. Hiện tại, bên cạnh công việc của một chuyên gia tư vấn cho những Tập đoàn kinh tế nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, thì anh là Tổng Giám đốc của Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế, Giáo dục Việt Nam (Hedf). Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn doanh nhân Ngô Dương Hoàng Thao về quá trình đầu tư tại Việt Nam.


Muốn thành công phải biết tính toán rủi ro và nắm bắt cơ hội - ảnh 1

Doanh nhân Ngô Dương Hoàng Thao

Nghe nội dung phỏng vấn tại đây: 


PV: Hai mươi năm sống ở Đan Mạch và đã hơn 10 năm trở về trong anh có nhiều điều trăn trở?

NDHT: Đối với một người Việt Nam xa xứ như Thao, đi ra nước ngoài chỉ với hai bàn tay trắng là lao vào học ngôn ngữ,  vì nếu không nói được ngôn ngữ của một Quốc gia; nếu không nói được ngôn ngữ của một dân tộc thì mình sẽ không bao giờ hội nhập được vào xã hội của họ để mà hiểu được nền văn hoá của họ, và ít nhất là hiểu được những gì mình cần phải làm. 

20 năm sống ở Đan Mạch và một thời gian 2 năm sống ở Đức, có thể học và hấp thụ được những gìở đất nước bạn thì tất cả những tâm tư, nguyện vọng, những kiến thức, kinh nghiệm sống và cả những trải nghiệm ấy được đem về Việt Nam sinh sống và làm việc. Đó là những gì mà một người Việt Nam xa xứ muốn được trở về quê hương, trở về nơi minh sinh ra và lớn lên là Sài Gòn.

Từ lúc về Việt Nam cho đến bây giờ, rất là may mắn là Thao được mời làm cho các tập đoàn của Mỹ, của Châu Âu và hiện nay đang điều hành một số công ty, các khoản đầu tư. Cũng rất thú vị khi Thao được mời làm Tổ giám đốc của Quỹ Y tế - Giáo dục Việt Nam. Đây là một công việc thú vị vì các Quỹ đầu tư Quốc tế, Quỹ từ thiện Quốc tế đều muốn tìm một pháp nhân tại Việt Nam để cùng họ giúp cho người dân ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đang còn thiếu thốn; đem lại cho người dân ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cuộc sống đủ đầy hơn. Cải thiện môi trường sống cho họ được tốt hơn mà về lĩnh vực Giáo dục và Y tế thì công việc là vô vàn.

PV:  Anh có thể chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiẽn môi trường đầu tư, kinh doanh ở trong nước?

NDHT: Đối với các Doanh nghiệp, Doanh nhân người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam đầu tư và sinh sống, thì chru yếu vướng về thủ tục hành chính. Từ từ thì những sự khác biệt sẽ được xoá dần đi và hầu như không còn. Đặc biệt,  việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau đó là thay đổi của Luật pháp Việt Nam, đặc biệt là những Luật về kinh tế có nhiều chueyern biến để hội nhập sâu rộng vào WTO, càng ngày càng tốt hơn theo tinh thần và những cam kết mà Việt Nam đưa ra. Cùng với việc ký kết một loạt thoả thuận như: BTA, FTA, TPP và một số đối tác khác, thì Luật Pháp Việt Nam có những cam kết để hoàn thiện. Những thay đổi đó không chỉ tốt cho người nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Việt Nam; Tốt cho người Việt Nam ở nước ngoài khi trở về đầu tư tại quê nhà mà còn tốt cho doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước. Tuy nhiên, khi những nghị quyết, những Luật đưa ra rất cần có thời gian để có hiệu lực thi hành và khi chưa có nghị định, chưa có hướng dẫn rõ ràng thì các cơ  quan chức năng đều rất lúng túng. Đó là những khó khăn chung, nhưng từ từ nó sẽ bớt đi và một ngày nào đó nó sẽ không còn tồn tại nữa.

Về Nghị quyết 36/BCT về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì đây là một Nghị quyết rất Quan trọng. Nó xoá đi ranh giới phân biệt giữa người Việt Nam sinh sống ở trong nước với cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài. Xoá đi rất nhiều điều bất cập trong cuộc sống hàng ngày để mọi người cùng nhìn chung một hướng.

PV: Khó khăn là vậy, nhưng điều gì đã khiến anh đặt niềm tin ở môi trương đầu tư tại Việt Nam?

NDHT: Có thể chia sẻ kinh nghiệm bằng mồ hôi và nước mắt  và mình phải có một niềm tin. Lòng tin tuyệt đối vào việc mình đầu tư, vào một đất nước đang phát triển đương nhiên là sẽ có những thách thức nhất định. Ngược lại, khi mình là những người đầu tư mang tính chất tiên phong, đột phá thì lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn nhiều. Có nghĩa rằng: những thách thức ban đầu, khi mình vượt qua được, mình sẽ được hưởng những quyền lợi lớn hơn. Mặt khác, khi nước lên cao cao, thuyền lên cao cao thì mình mới đầu tư vào Việt Nam, lúc đó rủi ro, thách giảm đi, nhưng lợi nhuận đem lại cũng không cao như ban đầu. 

Như vậy, Doanh nghiệp có trụ vững, có thành đạt hay không tuỳ theo bản chất và mong muốn của nhà đầu tư. Đặc biệt, với những người Việt ở nước ngoài, đầu tư về Việt Nam, điều quan trọng nhất là ý thức sẵn sàng cho việc tôi là người Việt Nam. Vì chủ yếu những người đầu tư vào Việt Nam là những người nước ngoài, không hiểu về văn hoá Việt Nam, không biết tiếng Việt  và đặc biệt không có tinh thần hoà nhập để gánh lưng cùng dân tộc và xã hội của mình thì họ sẽ rất dễ cảm thấy bị bạc đãi vàkhi gặp phải những khó khăn, thách thức thì họ sẵn sàng ra đi. Còn nếu mình xác định từ ban đầu rằng: về Việt Nam; là người Việt, trở về và  đem tất cả những gì tốt nhất, với sự cam kết và lòng nhiệt huyết của mỗi người cũng như mang tất cả những gì mình có thể làm được và làm quyết liệt thực hiện tới cùng thì chúng ta sẽ thành công.

PV: Là Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ Y tế Giáo dục Việt Nam, anh có thể chia sẻ đôi điều với thế hệ trẻ Việt Nam ở nước ngoài?

NDHT: Từ từ nó là sân chơi chung, nhưng bước vào sân chơi chung bây giờ nó là sân chơi của trí tuệ. Chúng ta phải cố gắng rất nhiều để đào tạo cho thế hệ người Việt Nam, lớp trẻ Việt Nam, trong đó vấn đề hoà hợp dân tộc là một điều rất quan trọng.   


Doanh nhân Ngô Dương Hoàng Thao tốt nghiệp Đại học CNTT và Viễn thông Odense - Đan Mạch; Tốt nghiệp cao học ngành Tài chính ngân hàng tại Đức; Tiến sĩ Quản  trị kinh doanh tại Mỹ. Năm 2007 là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Đại Đông Dương; Chủ nhiệm CLB Franchise Vietnam; Chủ tịch Hội đồng quản trị và cổ đông của 12 công ty liên doanh trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư bất động sản và viễn thông tại VN, Campuchia, Singapore và Hồng Kông. Hiện là Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển Y tế - Giáo dục Việt Nam.
Đã là người Việt Nam thì sống ở đâu cũng là người Việt. Khi mình là người Việt thì mình sẽ có ý thức rõ ràng về việc đóng góp xây dựng Tổ quốc như thế nào?  Không phải ai trở về quê nhà cũng nói rằng: trở về Việt Nam cũng là đóng góp xây dựng Tổ quốc. Thế hệ thứ nhất, chúng ta là người Việt Nam bao giờ cũng hướng về quê cha đất tổ. Thế hệ thứ 2, là thế hệ sinh ra ở nước ngoài, hoà nhập vào xã hội nước ngoài đấy là đương nhiên, còn hướng về Tổ quốc đấy là khó khăn và thách thức mà tất cả chúng ta phải làm, phải khơi gợi sự trở về trong các em. Khi chúng ta làm được điều đó thì các bạn trẻ sẽ đem hết tất cả những gì tinh túy các bạn ấy thu nhận được ở nước ngoài trở về xây dựng quê hương. Dù các bạn trẻ có là người Quốc tịch: Đức, Pháp, Thuỵ Điển, Na Uy, Mỹ .v.v nhưng tất cả đều là người Việt Nam. Không có một Quốc gia nào có nguồn tài nguyên, nguồn lực dồi dào đủ các loại ngôn ngữ, hiểu các loại văn hoá và là cầu nối tốt nhấtnhư thế hệ trẻ người Việt nam sinh sống ở nước ngoài. Khi người Việt sinh sống ở nước ngoài bắc được cây cầu để cho mọi người hướng về Việt Nam và một ngày nào đó mọi người đồng tâm hiệp lực xây dựng Tổ quốc, thì chúng ta sẽ thành công và đem lại rất nhiều thành công cho con người, cho dân tộc và đất nước của mình.

PV: Xin cảm ơn Anh!

Phản hồi

Các tin/bài khác