Vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp

(VOV5) - Tổ chức đoàn thanh niên trong Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho các kế hoạch, dự án của Hiệp Hội.

Tổ chức đoàn thanh niên trong Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp được thành lập hơn một năm. Đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho các kế hoạch, dự án của Hiệp Hội. Phóng viên Đài TNVN phỏng vấn anh Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp về vai trò và những đóng góp cũng như cách thức thu hút, tập hợp các bạn trẻ vào tổ chức Hiệp hội:

Nghe âm thanh tại đây:


PV:  Thưa anh, một trong những thành công của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp sau một thời gian hoạt động có sự đóng góp của lực lượng các bạn trẻ, anh đánh giá như thế nào về nhận định này?

 

Anh Nguyễn Hải Nam: Đoàn thanh niên của Hiệp hội doanh nhân  Việt Nam tại Pháp thành lập 1 năm, có 1 em vào Ban chấp hành của Hội ngay lúc đó. Đúng ra khi thành lập Hội những thành viên đã nghĩ về điều này rồi. Hội doanh nhân có tất cả thành phần, già trẻ lớn bé không phân biệt tuổi tác. Ngay từ đầu, các bạn thanh niên đã đến thăm dò, học hỏi, chia sẻ và chúng tôi chia sẻ ngay thông tin hỗ trợ và cần các bạn giúp chúng tôi. Và đây là nhóm trong Hội doanh nhân không thể thiếu và phát triển hơn nữa.

 

PV:  Sự cách  biệt về tuổi tác là rào cản trong hoạt động, ở Hiệp Hội doanh nhân, có cách thức nào  khắc phục tình trạng này?

 

Anh Nguyễn Hải Nam: Theo tôi, khác biệt là kinh nghiệm thôi. Chúng tôi ngay lúc đầu nhiều bạn trong ban chấp hành rất cởi mở, và chúng tôi cũng lắng nghe các bạn. Đối với tôi, không phải sự khác biệt về tuổi tác, 18 tuổi trưởng thành rồi, khác biệt về kinh nghiệm, sự suy nghĩ, cân nhắc. Vì các bạn chưa có một quá trình chúng tôi khắc phục qua kinh nghiệm của chúng tôi thì chia sẻ, không ép buộc, các bạn lắng nghe. Ví dụ một ý tưởng, có 10 yếu tố, thì các bạn đưa ra chúng tôi cho ý kiến cái này được, cái kia không được… cuối cùng, giữ lại 5, 6 yếu tố là bình thường. Các bạn chưa đủ cách tiếp cận, cách hành văn thì cái đó khắc phục rất nhanh.

 

PV:  Anh là chủ tịch  Hội, anh cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong hoat động. Theo anh, bí quyết nào để  thu hút  các bạn trẻ vào Hội?

 

Anh Nguyễn Hải Nam: Về cá nhân, đơn giản, tôi nghĩ tôi khi ở thời điểm là tuổi các bạn từ lúc tôi đi học đến du học ra trường, hình ảnh đối với tôi rất gần. Vì vậy, thu hút, ví dụ trong nhóm thanh niên, các bạn đến giúp chúng tôi nghĩ rằng, giúp là một chuyện nhưng các bạn phải có lợi ích của các bạn. Giải quyết không phải tất cả tìm thực tập ở Pháp, việc làm ở Pháp, cho thông tin về định cư nhiều vấn đề không thể nói kinh tế vĩ mô. Đã qua tuổi của các bạn rồi chúng tôi biết các bạn cần gì. Một là cho bạn lắng nghe, cho bạn trách nhiệm, theo dõi trách nhiệm khi có trách nhiệm thì các bạn gắn bó với tổ chức. Theo sự đam mê của bạn. Cần thiết hỗ trợ những việc khác theo nhu cầu của các bạn. Ví dụ một du học sinh sau 5 năm về tham dự Xuân quê hương, tôi nghĩ là các bạn rất quan tâm tới Xuân quê hương, tôi nói cứ phát biểu nhu cầu. Và khi quay về bạn lại thông tin cho các bạn khác ở Pháp điều này rất hay, thu hút được các bạn trong cùng một thế hệ.

 

PV:  Kế hoạch Hoạt động của Hiệp hội doanh nhân Việt Nam tại Pháp thời gian tới?

 

Anh Nguyễn Hải Nam: Chúng tôi kế hoạch thường xuyên, những sự kiện lớn chúng tôi tham gia với các Hội đoàn khác. Ví dụ: Hiệp hội thương mại Pháp ở  VN chúng tôi được thông tin hay đại sứ quán Pháp tại Việt Nam chúng tôi quan hệ, theo dõi thường xuyên.. Kế hoạch thường xuyên, theo nhu cầu mà nhu cầu nhận được thường xuyên qua website của Hội. Hiện nay, từ phía Pháp, từ phía Việt Nam. Chưa rõ nét chúng tôi xử lý, bắt đầu rõ nét thì chúng tôi cũng biết xử lý, chúng tôi triển khai đồng hành cùng những người đặt vấn đề với chúng tôi. Với sự đóng góp của đoàn thanh niên, cụ thể, hướng là 1 kế hoạch đại diện Hội tại BRVT có kế hoạch xây dựng một mái nhà Việt Nam tại Pháp cần lộ trình, nhiều việc trong thời gian tới. Hội chợ Pari đặt kế hoạch trong năm tới phải tiếp tục,  động viên nhân lực, tài chính

 

PV:  Xin cám ơn anh!

Phản hồi

Các tin/bài khác