Khuyến nghị giúp ASEAN tối đa hóa lợi ích từ RCEP

(VOV5) - Với lĩnh vực dệt may, các nước thành viên ASEAN là những nhà sản xuất chủ chốt và nhà xuất khẩu thành phẩm chứ không phải là các nước sản xuất trung gian. 

Trung tâm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)-Nhật Bản (AJC) vừa công bố báo cáo phân tích “Chuỗi giá trị toàn cầu ASEAN và mối quan hệ với Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Các tác động của RCEP tới hội nhập ASEAN”, trong đó khuyến nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thực hiện 5 biện pháp chính sách để thu lợi nhiều nhất từ RCEP.

Khuyến nghị giúp ASEAN tối đa hóa lợi ích từ RCEP - ảnh 1Sản xuất linh kiện xe máy tại Công ty Ohashi Tekko Việt Nam khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Kết quả nghiên cứu cho thấy với lĩnh vực dệt may, các nước thành viên ASEAN là những nhà sản xuất chủ chốt và nhà xuất khẩu thành phẩm chứ không phải là các nước sản xuất trung gian. Do đó, các nước ASEAN có thể hưởng lợi từ RCEP thông qua việc mở rộng nhập khẩu vải từ Trung Quốc.

Đối với nông nghiệp và du lịch, đây là những ngành tiêu biểu trong ASEAN có tính hướng nội hoặc hướng tới khu vực và có thể xâm nhập vào cả thị trường ASEAN và RCEP. Về tác động trực tiếp của RCEP tới thương mại và đầu tư, theo AJC, hiệp định này giúp tăng 42 tỷ USD giá trị xuất khẩu và 900 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tương đương 1,8% và 0,3% con số hiện nay.

AJC khuyến nghị ASEAN thực hiện 5 biện pháp chính sách cụ thể để tối đa hóa các lợi ích thu được từ RCEP, trong đó thiết lập hệ thống sản xuất RCEP để mở rộng các chuỗi giá trị và thúc đẩy thương mại và đầu tư; Tận dụng các chương trình và sáng kiến hiện có của các nước thành viên RCEP.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác