Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Kiến trúc

(VOV5) - Nhiều đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể nhằm phát huy giá trị các công trình kiến trúc truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam

Trong phiên họp chiều 21/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc và thảo luận về dự án Luật này.

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Kiến trúc - ảnh 1 Đại biểu Trịnh Ngọc Phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, phát biểu. Ảnh: quochoi.vn

Trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Kiến trúc, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng, cho biết: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự thảo luật Kiến trúc.

Sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Khoa học và môi trường của Quốc hội, cùng Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến các Đại biểu Quốc hội.

Dự thảo luật cũng được gửi tới các đoàn Đại biểu Quốc hội để xin ý kiến. Dự thảo Luật Kiến trúc sau khi tiếp thu, chỉnh sửa, hiện có 5 chương 41 điều, tăng 4 điều so với dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6: Về phạm vi điều chỉnh của Luật tại điều I, đã số ý kiến Đại biểu Quốc hội tán thành phạm vi điều chỉnh như dự thảo luật đã trình Quốc hội.

Theo đó Luật Kiến trúc được Quy định về quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc. Tiếp thu ý kiến của các Đại biểu, dự thảo luật đã bổ sung một số quy định mang nội hàm phát triển, thể hiện trong chính sách của Nhà nước trong các hoạt động của kiến trúc, hợp tác quốc tế về kiến trúc, thi tuyển phương án kiến trúc; quản lý đối với công trình kiến trúc có giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc trong kiến trúc và hành nghề kiến trúc.

Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Kiến trúc - ảnh 2 Đại biểu Phan Thị Mỹ Dung, Đoàn đại biểu tỉnh Long An, phát biểu.

Thảo luận tại hội trường, nhiều đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể nhằm phát huy giá trị các công trình kiến trúc truyền thống, văn hóa dân tộc Việt Nam, hạn chế kiến trúc ngoại lai, gây phản cảm, phá vỡ cảnh quan kiến trúc mang tính lịch sử, văn hóa và môi trường. Một số ý kiến đồng tình với việc bổ sung quy định những trường hợp được miễn sát hạch, tập sự hành nghề kiến trúc.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác