Triển khai Luật Cảnh sát biển Việt Nam: bảo vệ chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế

(VOV5) - Sáng 18/09, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn toàn quốc Luật cảnh sát biển Việt Nam với 75 điểm cầu trong toàn quân.

Luật được Quốc hội thông qua từ năm 2018, có hiệu lực từ tháng 7/2019. Luật xác định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chức năng của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển bằng biện pháp pháp luật, dân sự, hòa bình.

Triển khai Luật Cảnh sát biển Việt Nam: bảo vệ chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế - ảnh 1Các đại biểu tham dự hội nghị tập huấn tại điểm cầu Hà Nội. - Ảnh: Dương Giang/TTXVN 

Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho biết: “Luật Cảnh sát biển Việt Nam cụ thể hóa các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia bằng các biện pháp pháp luật và hòa bình. Xây dựng vùng biển Việt Nam và vùng biển Đông Nam Á cũng như quốc tế là vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Trong quá trình tổ chức thực hiện chức năng nhiệm vụ cảnh sát biển, liên quan rất nhiều đến nội dung công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát đối với các tổ chức cá nhân hoạt động ở trên biển, các ngành nghề hoạt động ở trên biển, do đó cần phải được luật pháp hóa.”

Triển khai Luật Cảnh sát biển Việt Nam: bảo vệ chủ quyền phù hợp với luật pháp quốc tế - ảnh 2

Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu khai mạc hội nghị. - Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Trước khi ban hành Luật cảnh sát biển, Việt Nam ban hành nhiều chủ trương lớn về định hướng chiến lược biển. Xác định mục tiêu, quản lý, bảo vệ biển, đảo Việt Nam, kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trên biển; giữ vững ổn định chính trị trong nước, giữ vững môi trường hòa bình ổn định lâu dài là lợi ích cao nhất để xây dựng và phát triển đất nước.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác