Việt Nam và Indonesia đẩy mạnh hợp tác nghị viện

(VOV5) - Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Indonesia.

Sáng 5/7, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp đoàn công tác Hội đồng Đại biểu Địa phương Indonesia (Thượng viện) do bà Sylviana Murin, Chủ nhiệm Ủy ban hợp tác Nghị viện làm trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Việt Nam và Indonesia đẩy mạnh hợp tác nghị viện - ảnh 1Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đoàn công tác Hội đồng Đại biểu Địa phương Indonesia (Thượng viện) do bà Sylviana Murin, Chủ nhiệm Ủy ban hợp tác Nghị viện làm trưởng đoàn. Ảnh: daibieunhandan.vn

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác Chiến lược với Indonesia. Thời gian tới, hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để đưa quan hệ Đối tác Chiến lược lên tầm cao mới, nhất là kênh hợp tác nghị viện để tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược hai nước. Bà Sylviana Murin nhấn mạnh Nghị viện Indonesia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ Quốc hội Việt Nam tại các diễn đàn liên nghị viện quốc tế và khu vực như Liên minh nghị viện thế giới (IPU); mong muốn thời gian

Về vấn đề Biển Đông, hai bên thống nhất tiếp tục phối hợp cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) kêu gọi kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kiên quyết chống lại các hành vi áp đặt, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Phối hợp trong quá trình triển khai và đảm bảo thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); đàm phán để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi, có các giải pháp linh hoạt, sớm đạt được kết quả thỏa đáng, công bằng mà hai bên chấp nhận được về phân định vùng Đặc quyền kinh tế.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác