Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hà Nội phải là trung tâm đổi mới sáng tạo

(VOV5) - Nhiều tỉnh hỏi là bằng cách nào mà Hà Nội tăng trưởng cao như thế này thì chúng tôi trả lời đơn giản TP Hà Nội góp gió thành bão.

Thủ đô Hà Nội - Trái tim của cả nước – năm 2020 với nhiều khó khăn và thử thách, người dân Thủ đô cũng đã trải qua bao cung bậc cảm xúc. Vượt qua những “trận chiến” với Covid 19, cùng cả nước bước vào đợt giãn cách xã hội hồi tháng 4, rồi sau đó, hoạt động trong trạng thái “bình thường mới”, tăng tốc phát triển, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước, thành phố đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. 

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Hà Nội phải là trung tâm đổi mới sáng tạo - ảnh 1Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ
Phóng viên Văn Hiếu phỏng vấn ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội về những nội dung này. 
Nghe âm thanh chương trình tại đây:
 

PV: Trước hết xin cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bí thư Vương Đình Huệ: Xin chào các quý vị thính giả của Đài TNVN!

PV: Vâng, thưa ông, trước hết xin được hỏi cảm xúc của ông về năm 2020 vừa qua- một năm đầy khó khăn, thử thách  và Thủ đô Hà Nội đã đạt được kết quả nổi bật nào đáng ghi nhận?

Bí thư Vương Đình Huệ: Hà Nội là thủ đô là trung tâm đầu não về chính trị hành chính quốc gia, khi nói đến Hà Nội thì có nói 5 trung tâm lớn của cả nước đầu tiên là văn hóa trung tâm lớn của cả nước về văn hóa. Thứ hai là khoa học công nghệ thứ 3 là giáo dục đào tạo. Thứ tư là kinh tế, thứ năm là  giao dịch quốc tế. Năm 2020 Thành phố Hà Nội được thừa hưởng thừa kế thừa tất cả những thành tựu của Đất nước. Như vậy, những thành công của đất nước ta sau hơn 35 năm đổi mới được như thế nào thì Hà Nội cũng được như thế. Theo đó, lĩnh vực công nghiệp xây dựng của Hà Nội năm 2020 là tăng khoảng 6,39 % so với năm 2019, trong đó chỉ số phát triển ngành công nghiệp là tăng 4,91 % ngành xây dựng là tăng 8,9 % so với cùng kỳ 2019. Nhiều tỉnh hỏi là bằng cách nào mà Hà Nội tăng trưởng cao như thế này thì chúng tôi trả lời đơn giản TP Hà Nội góp gió thành bão.

PV: Dịch Covid 19 xuất hiện, là tai ương, cũng là sự thử thách cho toàn xã hội. Với cách thức chúng ta vượt qua dịch bệnh Covid 19, cụ thể, như Hà Nội, nơi diễn ra những “trận chiến” lớn với dịch bệnh, đã khống chế dịch thành công, theo ông, bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là gì?

Bí thư Vương Đình Huệ: Nói đến Covid 19, tôi nhớ lại cái đêm ngày mùng 6/3/2020 tôi về được hơn 1 tháng- nhận được tin ca bệnh đầu tiên ở Trúc bạch. Lúc đó, cân nhắc giữa họp -không họp, xuất hiện- không xuất hiện. Tôi bàn với các đồng chí Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch bệnh, và các đồng chí nói là dứt khoát xuất hiện, nhưng đúng là rõ ràng là nguy cấp vì dịch bệnh diễn ra lại ngay Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ngay trong buổi tối ngày mùng 6  cả Bí thư, Chủ tịch thâu đêm suốt sáng, hôm sau lại họp tiếp với hành động nhanh quyết liệt, chúng tôi đã mời đại diện hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đến để trích xuất được tất cả hành khách đi chuyến bay đó ngay nửa đêm là điện cho tất cả các tỉnh, thành phố. Chuyến bay này có những ai và kết quả là Hải Phòng kiểm soát được, Quảng Ninh kiểm soát được, Đà Nẵng kiểm soát được rồi ở Lào Cai cũng kiểm soát được. Nếu mà chỉ hành động chậm 1 tiếng 2 tiếng rồi hậu quả không biết như thế nào? Năm 2020 là thách thức vô cùng mà chỉ cần một cái sơ xuất về dịch bệnh thôi, không thể làm ăn gì được hết. Cho nên Hà Nội xác định mục tiêu kép luôn luôn quán triệt nguyên tắc, phương châm chống dịch như chống giặc. Thành ủy vẫn khẳng định- đây là ưu tiên hàng đầu về công tác phòng, chống dịch, nhất là khi nghe tin có biến thể mới. Thành ủy vừa rồi cũng sợ “chệch choạc” cho nên Thường trực và Thường vụ phải có văn bản chỉ đạo rất quyết liệt đây. Vấn đề tập trung phòng chống dịch kiểm soát được, duy trì được thành quả phòng chống dịch Covid 19 này vẫn là ưu tiên số một của Hà Nội với 5 Đoàn kiểm tra của Thành ủy kiểm soát gắt gao từng tí một giữ được cái này thì coi như là chúng ta ở cả nước mà tăng trưởng 2,8 %, trong khi thế giới bình quân tăng trưởng âm 4 % chỉ cần sơ suất một chút mà để mà nó bùng phát lại đợt thứ ba thì không biết điều xảy ra cả.

PV: Nhìn lại 5 năm vừa qua, Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề tăng tốc phát triển trong giai đoạn tới. Để Thủ đô tiếp tục là “đầu tàu” tăng trưởng của cả nước, là động lực phát triển của Vùng Thủ đô  theo hướng bền vững, Nghị quyết Đại hội đảng bộ Hà Nội lần thứ XVII (17) đã nêu 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong giai đoạn 2020-2025, trong đó, nêu rõ nhiệm vụ “Phát huy giá trị văn hóa và con người Hà Nội, khơi dậy ý chí, niềm tự hào, khát vọng phát triển của nhân dân Thủ đô”. Ông có thể phân tích thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của nhóm nhiệm vụ- giải pháp này?

Bí thư Vương Đình Huệ: Thành ủy Hà Nội đã bàn và ban hành một nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa vì Hà Nội đã được vinh danh là thành phố thiết kế sáng tạo, bởi yếu tố con người, yếu tố văn hóa Hà Nội phải thực sự là một nguồn động lực nội sinh đột phá và quan trọng để phát triển nhanh và bền vững thủ đô trong thời gian tới. Phát triển kinh tế của Hà Nội cũng phải trên nền tảng văn hóa, văn hóa và con người Hà Nội. Năm nay sẽ có một chương trình riêng công tác lớn trong 10 chương trình của Thành ủy về phát triển con người và văn hóa của Hà Nội trở thành nguồn động lực nội sinh quan trọng để phát triển nhanh và bền vững của thủ đô, Thành phố cũng sẽ nghiên cứu để ban hành một nghị quyết về công nghiệp văn hóa và thế giới người ta gọi là ngành nghề mới nổi. Khi mà thu nhập bình quân đầu người khoảng 5.000 đô thì đã có nhu cầu rất lớn và có điều kiện rất lớn để phát triển công nghiệp văn hóa. Hà Nội thu nhập bình quân đầu người ước khoảng 5.800 đô la Mỹ tính theo giá hiện hành chưa theo giá so sánh, theo hướng đó thì Hà Nội cần thiết phải đăng cai tổ chức những sự kiện văn hóa, sự kiện thể thao tầm cỡ khu vực tầm cỡ châu lục và tầm cỡ thế giới và phải có những sự kiện mang thương hiệu của Hà Nội. Ví dụ như Unesco gợi ý cho Hà Nội tổ chức những cuộc thi hay là những  Festival để thiết kế sản phẩm làng nghề cũng là một cái đặc sản của Hà Nội, hoặc Festival áo dài của Hà Nội có thể tiêu biểu cho toàn thế giới. Trước mắt 2021 này Hà Nội được vinh dự đăng cai chủ trì Sea Games và Para Games - hai sự kiện quan trọng nhất. Ban tổ chức và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tin tưởng giao cho Hà Nội tổ chức 43 môn thi đấu, toàn bộ lễ khai mạc và lễ bế mạc. Chúng tôi đã tổ chức lễ đếm ngược 365 ngày sau đó có thể nghĩ đến những sự kiện tầm cỡ khác lớn hơn đi sâu vào văn hóa Unesco và trọng tâm vào việc khai thác giá trị văn hóa và con người Hà Nội như thế nào.

PV: Bước vào năm 2021, với tâm thế mới, trên nền tảng những điều tốt đẹp mà Đảng bộ và nhân dân thành phố Hà Nội đã gây dựng được, ông có chia sẻ tầm nhìn, khát vọng vươn lên của Thủ đô nhất là trong việc đổi mới chính sách trọng dụng nhân tài để có thể sử dụng phát huy nguồn lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô?  

Bí thư Vương Đình Huệ: Chúng tôi cũng đang tổng kết lại chủ trương về chính sách trọng dụng thu hút nhân tài. Những năm gần đây nhất là trao giải thủ khoa cho 88 người nhưng một số người “đậu” lại được Hà Nội rất ít. Mặc dù có một số trường hợp rất thành công như bí thư Thành đoàn Hà Nội bây giờ là nguyên thủ khoa ĐH Văn Hóa sinh năm 1984, Thành ủy viên, đồng chí Phó Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư, đây cũng là một thủ khoa. Sắp tới chúng tôi phải tính toán lại đào tạo và thu hút trọng dụng nhân tài. Nhiều ý tưởng đang đề nghị là không chỉ là thu hút số thủ khoa mà ngay cả đội ngũ cán bộ, công chức của các lĩnh vực mà chúng ta đang có ở đây thì cần phải có chế độ đào tạo trong nước, thậm chí là cả đào tạo nước ngoài như thế nào đó để thành một đội ngũ tinh hoa của thành phố, đáp ứng cho nhu cầu phát triển dài hạn và có chính sách để đãi ngộ cho người ta đủ sống, được học tập ở nước ngoài chứ không phải lo đi kiếm sống nữa. Nếu mà có một đội ngũ chuyên gia giỏi khoa học công nghệ các lĩnh vực về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp…thì bây giờ Hà Nội cũng phải tính toán bài toán này thì mới có một đội ngũ lớn mạnh. Nghị quyết lần này ghi rất rõ chỗ thiết kế mạng lưới sáng kiến Hà Nội và tập trung đẩy mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Hà Nội. Mục tiêu của chúng ta là hết 5 năm tới thì chiến lược chuyển đổi số của Chính phủ đã nói là phải căn bản chuyển đổi số thành công trong các khu vực các cơ quan trong hệ thống chính trị và đẩy mạnh chuyển đổi số trong các doanh nghiệp; Xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới xã hội số và Chính phủ số- theo con đường này thì cả nước ta mới phát triển nhanh được.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác