TS Linh Lê: Khởi nghiệp để nhìn về người Việt trẻ ở nước ngoài một cách khác

(VOV5) - Công ty Bonbouton của một nhà sáng lập trẻ người Việt – tiến sĩ hóa học Linh Lê (tên đầy đủ là Lê Tùng Linh) thành lập ở New York, đang tiếp tục những bước đi đưa công nghệ cảm biến tiên tiến vào việc chăm sóc sức khỏe con người. 
TS Linh Lê: Khởi nghiệp để nhìn về người Việt trẻ ở nước ngoài một cách khác - ảnh 1Tiến sĩ Linh Lê (áo phông xanh, bên phải bảng) cùng các đồng nghiệp nhận giải thưởng 50.000 USD tại thủ phủ bang Albany, NewYork "để thúc đẩy ý tưởng kinh doanh mới, tạo nguồn lực cho tiểu bang".

Tiến sĩ Linh Lê chia sẻ về những kinh nghệm của anh về việc khởi nghiệp cũng như nghiên cứu, đóng góp chất xám của những trí thức trẻ người Việt ở nước ngoài. 

Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:

PV: Thưa tiến sĩ Lê Tùng Linh, có thể nói với công việc của anh hiện nay vẫn là đang nghiên cứu, và khởi nghiệp để hiện thực hóa những nghiên cứu của mình. Từ kinh nghiệm của bản thân thì anh nhận thấy những nhà khoa học thường có vấn đề gì khi muốn đưa ý tưởng của mình ra thực tiễn?

TS Linh Lê: Tôi thấy các nhà khoa học thiếu kiến thức về việc làm sao có thể kết nối được với những người khác. Họ có thể làm việc rất chăm chỉ, ở phòng thí nghiệm cả ngày đêm, nhưng có thể họ không biết làm sao để đưa những nghiên cứu đấy ra ngoài. Nếu cùng trong một ngành nghiên cứu hẹp thì những nhà nghiên cứu biết nhau tương đối nhiều. nhưng làm sao những nhà nghiên cứu đó có thể nói chuyện được với những người khác thì có thể đó lại là lựa chọn cá nhân. Vì hầu hết những người nghiên cứu chủ yếu họ chỉ thích làm công việc trong phòng thí nghiệm, không muốn làm công việc khác. Cái đó là lựa chọn riêng của người ta.

Một trong những điều tôi cảm thấy rất may mắn, là trong thời gian nghiên cứu của mình, tôi có được những người giúp đỡ tôi đưa được những ý tưởng đó ra thực tiễn. Chính những cái đó giúp bản thân tôi có thể dễ hơn trong việc thương mại hóa công nghệ mà tôi phát triển. trong lúc học tiến sĩ.

PV: Hiện tại thì công việc chính của anh ở New York phải không?

TS Linh Lê: Hiện tại tôi sống cùng vợ và hai nhóc ở New York, nhưng tôi vẫn đi đi về về. và đây là một trong những việc rất bình thường khi tôi bay từ New York về Việt Nam. Và tôi hy vọng là làm sao có thể khuyến khích được những người trẻ tuổi hoặc là những nhà đầu tư nhìn vào những người Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài một cách khác đi.

PV: Nhìn một cách khác đi, có phải có nghĩa là, dù sống ở trong nước hay ở nước ngoài thì vẫn có thể đóng góp cho đất nước?

TS Linh Lê: Tôi nghĩ đi học ở nước ngoài rồi trở về cũng là điều hết sức bình thường. Bởi vì mình vẫn là người Việt Nam, việc quay trở về đóng góp cho Tổ quốc là hết sức bình thường. Tôi thấy ví dụ như sau khi đi học ở nước ngoài về, mình làm việc rất chuyên nghiệp. Khi đã có sự chuyên nghiệp trong công việc, quay trở về Việt Nam, mình hoàn toàn biết được mình là ai, hoàn toàn có thể cống hiến được bản thân. Và tôi nghĩ việc về Việt Nam làm việc toàn toàn có thể xảy ra với bất cứ người nào.

PV: Anh có lời khuyên nào cho các sinh viên theo ngành khoa học tự nhiên hay là ngành hóa học vật liệu ở Việt Nam?

TS Linh Lê: Tôi nhìn về ngành hóa học vật liệu ở Việt Nam thì cũng có nhiều tiềm năng, nhưng chủ yếu là về vấn đề con người thôi. Nếu những bạn sinh viên mà hoàn toàn có thể khả năng, chỉ cần các bạn chuyên sâu nghiên cứu, và xem có thể thương mại hóa được cái mà mình chuyên sâu nghiên cứu đó hay không. Nếu được thì cũng giống tôi đang làm. Và hiện tại, nghe bên Bộ khoa học công nghệ hay nghe bên Thành ủy TP HCM nói, thì các bạn có đầy đủ điều kiện và có rất nhiều sự giúp đỡ từ các ban chuyên ngành khác nhau có thể giúp các bạn làm được việc này.

Xin cảm ơn tiến sĩ Lê Tùng Linh.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác