Cải cách cơ chế chính sách liên kết chuỗi giá trị dệt may, da giày

(VOV5) - Đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước.

Hình thành mối liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) là yêu cầu cấp thiết để ngành dệt may, da giày phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Đây là nội dung chính được tập trung thảo luận tại Hội thảo tham vấn cải cách cơ chế, chính sách và quy định hành chính nhằm phát triển ngành da giày - túi xách Việt Nam diễn ra ngày 12/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cải cách cơ chế chính sách liên kết chuỗi giá trị dệt may, da giày - ảnh 1Ảnh minh họa: TTXVN

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, Trưởng phòng chiến lược và chính sách hội nhập, Viện Chiến lược chính sách Công nghiệp, Bộ Công Thương, cho biết đến năm 2025, ngành công nghiệp dệt may, da giày Việt Nam có khả năng đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đến năm 2030, doanh nghiệp dệt may, da giày phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng... theo tiêu chuẩn quốc tế.

Còn đến năm 2035, ngành dệt may Việt Nam phát triển bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường trong nước.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Việt Nam cần phát triển nguyên liệu, phụ liệu dệt may, da giày đáp ứng nhu cầu sử dụng nguyên liệu, phụ liệu trong nước và xuất khẩu là vấn đề ngành cần cải thiện hơn nữa. Trong đó, ngành cần tập trung vào khâu vải, sợi và nguyên phụ liệu nhằm đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác