Mục tiêu đến cuối năm 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể

(VOV5) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã và tổ hợp tác, là một thành phần kinh tế có vai trò lớn về mặt kinh tế, văn hóa của đất nước.

Ngày 11/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chủ trì Diễn đàn Kinh tế hợp tác, hợp tác xã năm 2020 với chủ đề: “Liên kết, hợp tác cùng phát triển - Xu hướng hội nhập quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0”. Đây là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Mục tiêu đến cuối năm 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể - ảnh 1Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo hội nghị. - Ảnh: Danh Lam/ TTXVN 

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã và tổ hợp tác, là một thành phần kinh tế có vai trò to lớn, ý nghĩa toàn diện về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.Kinh tế tập thể là một trong 4 thành phần kinh tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Vì vậy, phải phát triển kinh tế tập thể nhanh và bền vững, bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người dân và tổ chức tham gia với nhiều hình thức liên kết, hợp tác đa dạng, phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền.

 Phó Thủ tướng yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cơ chế chính sách liên quan đến kinh tế tập thể, hợp tác xã. Mục tiêu cụ thể là đến cuối năm 2025, thành lập mới 10.000 tổ chức kinh tế tập thể, bao gồm hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; thu hút khoảng 8 triệu thành viên tham gia vào các tổ chức kinh tế tập thể. Trong đó, xây dựng 3.000 mô hình tổ chức kinh tế tập thể ứng dụng công nghệ cao, có sản phẩm gắn với chuỗi giá trị, phát triển bền vững.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác