Quê hương là nơi để tôi trở về

(VOV5) - Không chỉ thăm lại quê hương, ông còn có nhiều dự định đầu tư ngay tại Đà Nẵng, nơi sinh ra và lớn lên cùng nhiều hoạt động xã hội. 

Sang định cư ở Mỹ đã 35 năm, vài năm gần đây, ông Dương Bình trở về Việt Nam thường xuyên. Không chỉ thăm lại quê hương, ông còn có nhiều dự định đầu tư ngay tại Đà Nẵng, nơi sinh ra và lớn lên cùng nhiều hoạt động xã hội. Hãy cùng nghe những tâm sự của ông về cuộc sống ở nước ngoài cùng những dự định trong tương lai:

 Nghe âm thanh bài viết tại đây:

Mấy năm trở lại đây, ông Dương Bình, một việt kiều tại Mỹ là khách quen của Sở ngoại vụ thành phố Đà Nẵng. Ông có mặt thường xuyên ở đây để nhờ tư vấn và kết nối với các sở, ngành cho dự án trồng cây đậu phộng phục vụ việc xây dựng nhà máy sản xuất dầu phộng. Ông cũng đang triển khai trồng một số cây dược liệu để chữa trị bệnh cho người dân theo phương pháp đông  y.

Ông Bình cho biết về kế hoạch của mình:Tôi đang trồng nấm linh chi trắng, hơi thành công, cây stivia, cỏ ngọt chữa tiểu đường tôi đang theo đuổi 2 chương trình này.  2,38  Tôi hoạch định kinh tế, làm  2 dự án tại Đà Nẵng. Một là sản xuất kẹo bánh socola, nhập socola từ Mỹ về làm xưởng. Thứ hai, mở lò sản xuất dầu phụng nguyên chất vì mỡ thực vật động vật lẫn lộn. Người ta thấy tận mắt và mua tận hãng. Để tiêu thụ những nông sản từ người dân ở miền quê. Khi làm như vậy dự trù 5 đến 10 năm” . 

Quê hương là nơi để tôi trở về                               - ảnh 1 Ông Dương Bình , việt kiều tại Mỹ

Cuộc sống nơi đất khách, kiếm kế sinh nhai đã khiến cho ông Dương Bình thử thách nhiều nghề, nhiều lĩnh vực. Từ một thương gia nhỏ bắt đầu bằng lĩnh vực xuất nhập khẩu, ông Bình tiếp tục chuyển sang mở trường dạy thẩm mỹ. Những năm về sau, ông vừa làm thuê cho hãng dược của Mỹ, vừa mở một số tiệm làm móng. Ông cũng chuyển sang hành nghề nghiên cứu các loại dược liệu để chữa bệnh theo phương pháp đông y. Ông Bình chia sẻ về cuộc sống của bản thân cũng như của những người Việt tại Mỹ như sau: “Tiệm nail của tôi hơi lâu đời nên làm ăn tốt. 98% người Việt qua Mỹ sống nhờ vào ngành nail. Những người mới qua không biết tiếng Anh vẫn làm được vì không đòi hỏi tiếng Anh nhiều, lợi thế cho những người Việt qua sau này. Tôi phải thuê người làm. Đông. Ngày xưa tôi ở Michigan cũng phải thuê. Nếu mà đào tạo thì đào tạo cho họ biết ngành nghề theo nhu cầu của người Mỹ. Phải đi vào trường chuyên nghiệp lấy bằng. Nhiều tiểu bang thi tiếng Việt lấy bằng nail tiếng Việt còn nhiều nơi chưa thi tiếng Việt thì khó khăn”.

Cho dù sống ở Mỹ rất lâu, nhưng ông Bình vẫn luôn coi mình là người Việt, gìn giữ  những nét văn hóa dân tộc như dạy con đọc và viết  tiếng Việt, rồi vẫn nhớ những món ăn dân dã của quê hương mà ông kể là ở Mỹ, thèm ăn món Việt,  ông phải lái xe đi rất xa để mua. Đó cũng là động lực giúp ông nảy ra ý định đầu tư tại quê nhà cũng như làm từ thiện giúp cho bà con: “ Là vì sao, mục đích tôi đầu tư đổ vào Đà Nẵng. Tôi muốn đây là quê hương sau này về hưu tôi muốn quay trở về sống ở đây. Dù muốn  dù không, tôi vẫn muốn giữ truyền thống. Theo đuổi hoạch định nhưng tìm địa điểm thích hợp thiên thời đia lợi nhân hòa. Tôi sản xuất kẹo,  chỉ nhập khẩu socola, còn các loại kẹo bánh dùng cho socola thì vẫn sản xuất ở Việt Nam. Hầu như thiên tai ở VN thì người ở hải ngoại đều bỏ ra cái gì đó để giúp đồng bào mình. Qua những người việt các tổ chức  rồi đi thẳng về VN trao. Như tôi về tôi bỏ tiền túi giúp các hộ nghèo ở các xã cho khoảng 10 xã, mỗi xã 200 suất. Mình cho vì cái tâm chứ không phải vì cái tiếng. Mình ăn thì  còn”.

Suy nghĩ luôn muốn giúp cho người nghèo, cải thiện đời sống cho người dân khiến ông dành thời gian, tâm huyết tới các vùng miền tìm cây dược liệu, rồi tranh thủ liên hệ với các sở, ngành tới vùng sâu, vùng xa giao giống cây cho người dân, rồi tìm địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất kẹo Tất cả để chuẩn bị cho những dự định trong tương lai. Đó là về hưu ông sẽ quay trở về Việt Nam để sống. Với ông, đó cũng là lẽ  bình thường của bất kỳ một người con xa quê, đúng như ông chia sẻ: hỏi 100 người Việt ở hải ngoại thì 100 người đều muốn trở về quê hương sống lại chuỗi ngày kỷ niệm ở quê hương.

Phản hồi

Các tin/bài khác