Giải Nobel thứ tư của văn học Ba Lan được giới thiệu ở Việt Nam

(VOV5)- Tối 16/11, tại Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, diễn ra lễ ra mắt bộ tác phẩm kinh điển đoạt giải Nobel năm 1924 của Wladyslaw ST. Reymont, Nguyễn Văn Thái dịch, Trung tâm văn hoá Đông Tây và NXB Lao Động ấn hành.

Giải Nobel thứ tư của văn học Ba Lan được giới thiệu ở Việt Nam  - ảnh 1

Dẫn chương trình, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nói về sự kỳ vĩ của tượng đài văn học Wladyslaw ST. Reymont , một trong bốn tác giả được trao giải Nobel Văn học của Ba Lan; cũng như bày tỏ sự kính trọng trước sức lao động đáng nể của dịch giả Nguyễn Văn Thái, đã dịch bộ tiểu thuyết hai tập đồ sộ hơn 700 trang tiếng Ba Lan của nhà văn này ra tiếng Việt. Đặc biệt, đây là một tác phẩm kinh điển, xuất sắc nhưng không hề dễ dàng cho người dịch, vì dày đặc phương ngữ.

Giải Nobel thứ tư của văn học Ba Lan được giới thiệu ở Việt Nam  - ảnh 2

Dịch giả Nguyễn Văn Thái đã dành hai năm rưỡi toàn tâm toàn ý dịch tác phẩm, và cũng kiên trì tham vấn các bạn Ba Lan trong hành trình chuyển ngữ tác phẩm này. Dù là dân khoa học kỹ thuật ( Nguyễn Văn Thái là tiến sĩ khoa học chuyên ngành trắc địa), nhưng đam mê văn học và có năng khiếu văn học, Nguyễn Văn Thái đã luôn chọn những tác phẩm kinh điển của Ba Lan, những tác phẩm không hề dễ dàng với người dịch thuật, để giới thiệu cho bạn đọc Việt Nam: như truyện thơ “Chàng Tadeush”, như tập “Hania tình yêu của tôi, nỗi buồn của tôi” của A. Mickiêvich…

Giải Nobel thứ tư của văn học Ba Lan được giới thiệu ở Việt Nam  - ảnh 3

PGS TS Nguyễn Hữu Sơn, Viện phó Viện văn học, Phó Tổng biên tập tạp chí nghiên cứu văn học của Viện Văn học, vừa có chuyến công tác một tuần từ Ba Lan về, cho biết những thông tin chung về tình hình dịch thuật văn học Ba Lan - Việt Nam, cũng như chia sẻ những nối băn khoăn về hành trình đơn độc của các dịch giả trong việc dịch thuật. Đồng thời Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn cũng “đặt hàng” các dịch giả về việc giới thiệu văn học Ba Lan trên một số chuyên san của Viện Văn học.

Giải Nobel thứ tư của văn học Ba Lan được giới thiệu ở Việt Nam  - ảnh 4

Dịch giả Nguyễn Thanh Thư bày tỏ lòng khâm phục của chị, vì bản thân chị đã “rất nhiều lần tần ngần đứng trước hai tập sách này trong các hiệu sách Ba Lan, với cảm giác rất e ngại sẽ không dịch nổi”. Với tư cách một người đọc yêu văn học cổ điển, một người dịch thuật văn học từ tiếng Ba Lan, đồng thời là một người từng học, sống tại Ba Lan và mang nặng tình cảm với đất nước này, dịch giả Nguyễn Thanh Thư  cũng “tỏ lòng biết ơn anh Nguyễn Văn Thái, đã mang tới cho bạn đọc nhà văn Nobel Ba Lan cuối cùng được giới thiệu ở Việt Nam”

Các dịch giả tham gia buổi giới thiệu sách đều cho biết “Nông dân” là một cuốn sách hoàn toàn không dễ dịch, ngoài độ dày của tác phẩm, ngôn ngữ hiện thực nhưng trữ tình,  nhà văn còn sử dụng rất nhiều phương ngữ. Dịch giả Nguyễn Thanh Thư nói: “Tôi biết tác phẩm này ngôn ngữ rất khó dịch, nhưng khi đọc, tiếng Việt của anh Thái rất nhuần nhuyễn. Ngay từ những trang tả cảnh đầu tiên, đã thấy ngôn ngữ tiếng Việt của anh Thái nhuần nhuyễn, uyển chuyển, truyền đạt được cái thần thái rất đẹp của tác phẩm”

Những nội dung hấp dẫn từ cuộc giới thiệu sách này, về thân thế sự nghiệp Reymond, có vốn học vấn rất ít nhưng lại trở thành một tác gia lừng lẫy của Ba Lan, những chia sẻ của dịch giả Nguyễn Văn Thái, và những nét đặc biệt trong việc giao lưu văn học Ba Lan - Việt Nam…qua những kiến giải đáng chúýcủa dịch giả Lê BáThự, Thuỵ Anh... mời quý vị và các bạn đón nghe trong Tạp chí văn nghệ thứ ba tới 20/11/2012.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác