Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” năm 2016

(VOV5) - 7 giáo sư danh tiếng thế giới, từng đoạt đoạt giải Nobel, giải thưởng Field sẽ tham gia Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII năm 2016. 


Tại cuộc họp báo diễn ra sáng 3/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết: “Gặp gỡ Việt Nam" là chương trình khoa học quy mô quốc tế, diễn ra tại tỉnh Bình Định (Việt Nam). Chương trình dự kiến thu hút 250 đại biểu, gồm các nhà khoa học quốc tế, trong nước... Chương trình“Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII năm 2016 gồm 12 hội nghị, hội thảo và 3 lớp học quốc tế chuyên đề về Vật lý, diễn ra từ ngày 26/6-17/12/2016. Trong đó, hội thảo quốc tế “Khoa học cơ bản và xã hội” là một trong những hoạt động lớn nhất của chuỗi các sự kiện sẽ diễn ra ngày 7-8/7, tại Bình Đình. Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bình Định và Hội Gặp gỡ Việt Nam... đồng tổ chức; Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) bảo trợ.

Nhiều nhà khoa học hàng đầu thế giới tham dự chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” năm 2016  - ảnh 1
Toàn cảnh họp báo. (Ảnh: BL)



Hội thảo quy tụ nhiều nhà khoa học tên tuổi thế giới như: Giáo sư Ngô Bảo Châu (Huy chương Field 2010); David Gross (Nobel Vật lý 2004); Carlo Rubbia (Nobel Vật lý 1984); Jerome Fiedman (Nobel Vật lý 1990); Kurt Wuthrich (Nobel hóa học 2002); Finn Kydland (Nobel Kinh tế 2004) và Jean Jouzel (Nobel Hòa bình 2007), nguyên Phó Chủ tịch của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu. Tại đây, các nhà khoa học sẽ trao đổi với các nhà hoạch định chính sách, đại diện khu vực kinh tế tư nhân về tầm quan trọng của khoa học đối với sự phát triển của xã hội; đề xuất những vấn đề liên quan tới khoa học cơ bản và xã hội ở các nước châu Á, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với những đặc thù riêng. Bên cạnh đó, các nhà khoa học danh tiếng sẽ tiến hành nhiều buổi nói chuyện tại Quy Nhơn.



Chương trình “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ XII năm 2016 là một trong những hoạt động của Hội Gặp gỡ Việt Nam nhằm tham gia vào chương trình phát triển khoa học và giáo dục quốc gia.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác