Tăng cường thanh toán điện tử và quản trị hệ thống an sinh xã hội

(VOV5) - Ngành Bảo hiểm xã hội đang chi trả  cho hơn 3,1 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp bảo hiểm một lần.

Tăng cường thanh toán điện tử và quản trị hệ thống an sinh xã hội - ảnh 1

Quang cảnh hội nghị - Ảnh: tapchibaohiemxahoi.gov.vn

Đẩy mạnh chi trả các chế độ an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng là nội dung được đề cập trong  hội thảo “Tăng cường hệ thống quản trị và chi trả an sinh xã hội - Đánh giá thực trạng, kinh nghiệm quốc tế và định hướng cho Việt Nam” do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng 3/6, tại Hà Nội.

Ngành Bảo hiểm xã hội đang chi trả  cho hơn 3,1 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội hàng tháng, hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp bảo hiểm một lần, mai táng phí, ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức. Phương thức chi trả được thực hiện bằng nhiều hình thức linh hoạt cho người hưởng như thanh toán trực tiếp, thanh toán qua ngân hàng, qua bưu điện. Tuy nhiên, số người nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm hàng tháng qua thẻ ATM chiếm tỷ trọng thấp.

Ông Phạm Thanh Du, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính kế toán (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), cho biết: “Theo Nghị quyết của Chính phủ là vận động chứ chưa có quy định pháp lý nào là bắt buộc. Do vậy, việc triển khai thực hiện kế hoạch này trong ngành bảo hiểm xã hội tuy rất tích cực nhưng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là đối với người hưởng lương hưu. Việc này rất khó khăn, tâm lý người hưởng nhiều tuổi muốn nhận tiền mặt bởi không phải thao tác qua thẻ ATM, cây rút tiền và phải nhớ mã pin”.

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ nhiều thông tin về công tác chi trả bảo hiểm xã hội Việt Nam, thực trạng, thách thức và định hướng hoàn thiện chi trả điện tử theo tiêu chuẩn quôc tế. Đồng thời các đại biểu tập trung đánh giá khách quan, toàn diện và đưa ra khuyến nghị để đẩy mạnh thanh toán dịch vụ công và chi trả an sinh xã hội qua ngân hàng, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác