Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng tổ chức tại Hà Nội

(VOV5) - Năm 2021 có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng được tổ chức sáng 24/11, tại thủ đô Hà Nội, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng tổ chức tại Hà Nội - ảnh 1Chương trình nghệ thuật “Niềm tin và khát vọng” tối 21-11 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội) chào mừng Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Ảnh: TTXVN

Sau 75 năm Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (24/11/1946) được tổ chức, Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 có ý nghĩa quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng của toàn dân tộc để bước sang một thời kỳ mới, tập trung phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Hội nghị sẽ dành thời gian đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về công tác văn hóa, văn nghệ…; từ đó thống nhất phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến năm 2045. Những kết quả đạt được sau Hội nghị được tin tưởng sẽ trở thành một động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11 đang nhận được sự quan tâm và kỳ vọng của nhiều kiều bào Việt tại nước ngoài. Bà Phan Bích Thiện, Chủ tịch Quỹ vì quan hệ Hungary Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Người Việt Nam tại Hungary chia sẻ: "Hội nghị văn hóa 2021 là một sự kiện rất quan trọng, đặc biệt trong năm đầu tiên sau khi diễn ra Đại hội Đảng 13. Nghị quyết của Đại hội Đảng 13 nêu một nhiệm vụ cơ bản là phát triển con người toàn diện, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Những năm gần đây kết quả phát triển kinh tế của Việt Nam đã được cả thế giới ghi nhận nhưng tên tuổi của Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn trong các lĩnh vực văn hóa trên thế giới. Theo tôi đã đến giai đoạn Việt Nam cần khẳng định vị thế của mình không chỉ qua những con số về GDP, về tỷ trọng xuất khẩu mà cần xây dựng một giá trị nền văn hóa Việt Nam có những nét riêng của mình nhưng đồng thời sẵn sàng mở cửa và hội nhập với thế giới. Bên cạnh đó, một nền kinh tế chỉ có thể phát triển một cách ổn định bền vững trên cơ sở một nền văn hóa lành mạnh, các giá trị con người, giá trị văn hóa, giá trị dân tộc được coi trọng. Điều này theo tôi đối với xã hội Việt Nam bây giờ đang rất cần"

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác