Lan tỏa giá trị áo dài Huế trong cuộc sống đương đại

(VOV5) - Đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị.

Sáng nay (23/11), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.

Lan tỏa giá trị áo dài Huế trong cuộc sống đương đại - ảnh 1Đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Tri thức may, mặc áo dài Huế" - Ảnh: Tường Vi/TTXVN

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên - Huế Phan Thanh Hải nhấn mạnh đây là di sản chung của cộng đồng, do cộng đồng nắm giữ và chung tay bảo vệ, phát huy giá trị. Thời gian tới, Thừa Thiên - Huế tiếp tục nỗ lực, quyết tâm bảo tồn, phát huy và lan tỏa hơn nữa giá trị của áo dài trong cuộc sống đương đại. Đồng thời, sẽ đề xuất lãnh đạo tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép tiến hành việc xây dựng bộ hồ sơ khoa học “Tri thức may, mặc áo dài Huế” đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Áo Ngũ than, tiền thân của áo dài Việt Nam hiện đại, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Từ năm 1744, vị chúa Nguyễn đời thứ 8 ở Đàng Trong là Nguyễn Phúc Khoát đã quyết định chọn loại trang phục này làm thường phục cho toàn thể nhân dân Đàng Trong (từ sông Gianh Quảng Bình đến hết vùng đất miền Nam hiện nay). Trong khoảng thời gian từ năm 1837 - 1945, áo Ngũ thân rất phổ biến ở cả hai miền Nam Bắc và được xem là Quốc phục của người Việt. Đặc biệt, Ở Xứ Huế, chiếc áo dài đã trở thành hình ảnh quen thuộc, thân thương, đi vào cuộc sống, gắn liền với nếp văn hóa, tập quán, xuất hiện trong mọi hoạt động lễ nghi, hội hè và cả trong đời thường ở vùng đất Cố đô.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác