Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về dạy nghề giai đoạn 2011-2020

(VOV5) - Sáng nay, tại Nghệ An, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo báo chí với chủ đề “Nâng cao chất lượng công tác truyền thông thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020”. Hơn 100 nhà báo, phóng viên của nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tham dự hội thảo.

 

# Hơn 2 năm qua, hoạt động tuyên truyền tư vấn học nghề, việc làm được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp và khá sinh động. Trong đó, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề và các cơ quan liên quan xây dựng nhiều chương trình, chuyên mục, bản tin chuyên đề về đào tạo nghề, tư vấn nghề nghiệp, việc làm và dành thời lượng hàng ngày để đưa tin về việc triển khai đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền còn thiếu trọng điểm, mới chủ yếu đưa tin, phản ánh sự kiện, chưa có tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, thiếu những bài bình luận, chuyên luận mang tính khái quát cao. Báo chí cũng chưa làm rõ những khó khăn, bất cập trong đào tạo nghề cho lao động tại cơ sở, nhất là khó khăn từ phía người dân khi tiếp cận với chương trình…

Tại hội thảo, các nhà báo đã chia sẻ kinh nghiệm, những thuận lợi, khó khăn trong khi tác nghiệp thực hiện tuyên truyền về lĩnh vực dạy nghề. Nhiều ý kiến đề nghị cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ các cơ quan truyền thông tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi nghiệp vụ; phối hợp với một số cơ quan báo chí mở chuyên trang, chuyên mục về đào tạo nghề.


Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi cho biết: vừa qua, Chính phủ đã đề ra 9 giải pháp tháo gỡ những bất cập trong lĩnh vực dạy nghề. Đây chính là những nội dung các nhà báo cần tập trung tuyên truyền trong thời gian tới: Trong 9 giải pháp đó thì coi vấn đề đổi mới quản lý nhà nước và đào tạo giáo viên trở thành khâu đột phá. Tôi mong các nhà báo quan tâm đến 2 đột phá này thế nào, chính sách người học ra sao, chính sách người dạy thế nào, cơ chế đầu tư, xã hội hóa thế nào và đỏi hỏi chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế như thế nào. Từ đó để chúng ta đưa tin, để thấy rằng người dân đến các cơ quan quản lý nhà nước cần tập trung để phát triển chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì mới thành công được.

 

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác