Đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân trong đại dịch

(VOV5) - Uớc tính sẽ có gần 20 triệu đối tượng chính sách và người lao động được thụ hưởng từ gói hỗ trợ dự kiến khoảng 61.580 tỷ đồng.

Ngày 01/04, Chính phủ công bố gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội để đối phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết ước tính sẽ có gần 20 triệu đối tượng chính sách và người lao động được thụ hưởng từ gói hỗ trợ dự kiến khoảng 61.580 tỷ đồng.

Đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân trong đại dịch - ảnh 1 Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Gói hỗ trợ gồm: 6 nội dung hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt hoặc thông qua Ngân hàng Chính sách để doanh nghiệp vay tiền trả lương cho người lao động; hai chính sách hỗ trợ đặc thù liên quan tới giãn đóng bảo hiểm xã hội, giãn, miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trong đó, với gói hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất ưu tiên chăm lo cho người có công với cách mạng, các đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương, hộ kinh doanh cá thể nhỏ, lao động mất việc làm… với mức hỗ trợ bằng tiền mặt trong 3 tháng.

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ thảo luận về các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong đại dịch, ngày 31/03, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh việc ban hành các gói hỗ trợ cụ thể cho các đối tượng, nhất là người nghèo, công nhân thất nghiệp và một số đối tượng khác không có tích lũy, là rất quan trọng.

"Phải đảm bảo 4 nguyên tắc hỗ trợ, một là hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dich Covid-19 làm giảm sâu thu nhập, mất việc làm, thiếu việc làm, không đảm bảo đời sống tối thiểu. Thứ hai là hỗ trợ theo nguyên tắc chia sẻ, cả người lao động, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và nhà nước cùng chia sẻ để đảm bảo mức sống cơ bản tối thiểu, trong đó Nhà nước chi hỗ trợ một phần, phân bổ phù hợp giữa trung ương và địa phương, đưa thành nguyên tắc.

Nguyên tắc thứ ba chính quyền cơ sở, cơ quan quản lý nhà nước, cơ qian chức năng liên quan có trách nhiệm xác định đúng đối tượng hỗ trợ, đảm bảo công khai minh bạch, không để tiêu cực, trục lợi chính sách, phát sinh khiếu kiện, khiếu nại. Yêu cầu tiền này phải đến người lao động. Một nguyên tắc nữa doanh nghiệp cótrách nhiệm với xã hội và người dân, như giảm giá điện hoặc giãn giá điện, giá nước, giá internet, giá viễn thông và các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm giữ người lao động. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói,

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác