Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại

(VOV5) - Việt Nam cùng các đối tác quốc tế như UN Women, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đang triển khai nhiều chương trình về bình đẳng giới nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh mềm của phụ nữ.

Trong tiến trình phát triển vì mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia đạt được những tiến bộ đáng kể về sự tiến bộ của phụ nữ trên mọi phương diện của đời sống xã hội. Trong lĩnh vực đối ngoại, phụ nữ Việt Nam cũng thể hiện vai trò xuất sắc khi tích cực tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế, gìn giữ hòa bình và an ninh bền vững, để lại những dấu ấn ngoại giao Việt Nam, đặc biệt trong thúc đẩy vai trò và trao quyền cho phụ nữ.

Nghe âm thanh bài viết tại đây: 
 Hiện nay, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam đã tạo mọi thuận lợi và điều kiện để phụ nữcó thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, chú trọng nhiều hơn đến bình đẳng giới cũng như vai trò lãnh đạo của phụ nữ. Trên thế giới, hiện hơn 20 quốc gia có người đứng đầu hoặc lãnh đạo chính phủ là nữ giới. Để thúc đẩy hơn nữa về bình đẳng giới, một số quốc gia đang tích cực ủng hộ một Chính sách mới gọi là Ngoại giao nữ quyền (FFP ) do Thụy Điển khởi xướng năm 2014.
Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại - ảnh 1Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, đại diện BTC phát biểu mở đầu Đối thoại. Ảnh BNG

, Bà Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện ngoại giao nhấn mạnh, đây chính là một xu hướng rất mới trong chính sách đối ngoại của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam: “Chính sách này hướng đến là để giải phóng phụ nữ và nâng cao vai trò của phụ nữ ở mọi lĩnh vực của xã hội đặc biệt trong đó có chính trị và ngoại giao. Mặc dù chưa chính thức thông qua một chính sách như thế nhưng Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong thúc đẩy vai trò của phụ nữ. Việt Nam có chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Thứ trưởng ngoại giao, các đại sứ là Nữ. Có thể thấy, bình đẳng giới luôn là yếu tố rất quan trọng trong phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay”

Hiện nay, những khó khăn, thách thức phát sinh như thất nghiệp, đứt gẫy nguồn cung…do đại dịch COVID-19 gây ra càng cho thấy sự cấp thiết phải tăng cường những nỗ lực nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho phụ nữ được chia sẻ bình đẳng với nam giới ở các phương diện của đời sống xã hội

Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại - ảnh 2Bà Elisa Fernandez, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam với vai trò điều phối nội dung chương trình. Ảnh BNG

Bà Elisa Fernandez, Trưởng Đại diện của UN Women tại Việt Nam cho rằng, không một châu lục hay quốc gia nào có thể đạt được sự phát triển bền vững, bao trùm nếu phụ nữ bị đặt ở phía sau: “Dịch Covid-19 khiến cộng đồng quốc tế phải hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Khi chúng ta nói đến ngoại giao nữ quyền chính là cách thức làm sao chúng ta có thể kết nối với các mối quan hệ quốc tế, kết nối ngoại giao quốc tế với triển vọng đưa phụ nữ vào vấn đề bình đẳng giới, vào các tiêu chí phát triển và phục hồi của mỗi quốc gia. Đó là một bước đi trong hoạch định chính sách của chính phủ hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn”

Theo bà  Elisa Fernandez, trong nhiều năm qua, Việt Nam đat được tiên bộ đáng kể trong công tác “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”. Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường vai trò, đóng góp của phụ nữ trong xây dựng phát triển đất nước đang là những ưu tiên chính sách quan trọng của Việt Nam. Minh chứng là tại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp 2021-2016 vừa qua tỷ lệ đại biểu nữ đạt trên 30%, mức cao nhất trong lịch sử kể từ năm 1976. Bà Elisa Fermandez nói: “Kể từ hơn 10 năm qua, Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ về thúc đẩy bình đẳng giới. Chúng tôi  nhìn thấy nhiều cải thiện về bình đẳng giữa nam và nữ ở nhiều lĩnh vực...Trong Bộ Luật lao động sửa đổi mà Quốc hội Việt Nam phê chuẩn năm ngoái càng thấy rõ rằng phụ nữ Việt nam đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, hướng tới đảm bảo rằng phụ nữ có thể nhận được những gì xứng đáng cho những đóng góp của mình, thông qua giải quyết các vấn đề phân biệt đối xử”

Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại - ảnh 3Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2021-2030, trong đó mục tiêu đến năm 2030 có 75% lãnh đạo nữ chủ chốt ở cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương.

Ngày 3/3/ 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021- 2030 nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với đó, trên bình diện quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động hợp tác quốc tế, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền năng cho phụ nữ.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở Việt Nam. Các nhà ngoại giao và chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa nhằm thay đổi các định kiến xã hội, đẩy mạnh truyền thông về vấn đề giới đồng thời nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ, của xã hội về vai trò và vị thế của phụ nữ trong quá trình phát triển mà trước mắt là việc tái phục hồi phục hồi nền kinh tế sau dịch bệnh Covid-19.

Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại - ảnh 4Đại sứ Mexico tại Việt Nam Sara Valdes. 

Bà Sara Valdés, Đại sứ Mexico khẳng đinh, việc nâng cao quyền năng cho phụ nữ sẽ giúp họ phát huy tốt hơn khả năng và thế mạnh vốn có của mình: “Tôi khâm phục phụ nữ Việt Nam. Họ vừa làm mẹ, vừa đi làm và làm tốt cùng một lúc rấ nhiều việc. Trong trận chiến chống Covid-19, họ là nhân viên y tế làm việc không ngừng nghỉ, luôn là những người luôn ở tuyến đầu chống dịch. Tôi mong sao phụ nữ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung có được nhiều hơn sự bình đẳng về quyền con người, về điều kiện sống, làm việc, về lương bổng và được chia sẻ bình đẳng với những gánh nặng gia đìnnhư  nuôi dạy con cái, chăm sóc bố mẹ già và những mối lo xã hội chung khác.Phụ nữ cần được quan tâm chăm sóc và yêu thương nhiều hơn”.

Tăng cường sức manh mềm của phụ nữ trong chính sách đối ngoại - ảnh 5Thứ trưởng ngoại giao Phạm Quang Hiệu chụp ảnh lưu niệm cùng các Đại sứ

Hiện nay, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế như UN Women, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) đang triển khai nhiều chương trình về bình đẳng giới nhằm tăng cường hơn nữa sức mạnh mềm của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong hội nhập 4.0 ở cả ba bình diện: quốc gia cũng như khu vực và quốc tế..

Chính sách Ngoại giao Nữ quyền (FFP) là một khái niệm tương đối mới, được xây dựng trên một lịch sử lâu dài về hoạt động và vận động nữ quyền. Theo nghĩa chung nhất, FFP là làm cho bình đẳng giới trở thành yếu tố xuyên suốt của bất kỳ phân tích và hành động nào liên quan đến chính sách đối ngoại của một quốc gia.

Ngoài ra, chính sách này còn tập trung vào các vấn đề cụ thể được nhấn mạnh như thúc đẩy quyền của phụ nữ, thường xuyên xem xét cách thức các lựa chọn địa chính trị của mỗi quốc gia tác động lên phụ nữ và trẻ em gái như thế nào, tạo điều kiện cho phụ nữ tiếp cận các vị trí có trách nhiệm và nếu có thể là các vị trí đưa ra quyết định.

FFP được giới thiệu đầu tiên tại Thụy Điển vào năm 2014, tiếp đến là Canada vào năm 2017, Pháp, Mexico và Luxembourg vào năm 2019, và gần đây nhất là Tây Ban Nha vào năm 2021, các quốc gia này đã giới thiệu với thế giới một lăng kính nữ quyền trong các chính sách đối ngoại của họ.

 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác