media
Photos
Videos
Media
Khách mời của VOV
Người Việt muôn phương
Tạp chí văn nghệ
Giai điệu quê hương
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình
Kinh tế
Xã hội - Đời sống
Văn hóa
70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Thông tin tòa án
CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI XA QUÊ
Podcasts
Cửa sổ nhân ái
Khác
Sức khỏe của bạn
Dạy tiếng Việt
Kinh tế
Văn hóa
Xã hội - Đời sống
Chính sách pháp luật
Khách mời của VOV
Cửa sổ nhân ái
Media
/
Lối vào chùa.
Cổng Tam Quan chùa Từ Hiếu.
Chùa Từ Hiếu ban đầu chỉ là một Thảo Am với tên gọi là am An Dưỡng do Tổ sư Nhất Định lập nên vào năm 1843. Ngài vừa tu hành vừa lo chăm sóc mẹ già. Cảm động về sự hiếu thảo, sau khi ngài viên tịch, Vua Tự Đức đặt cho chùa tên là “Từ Hiếu tự”. Hiểu theo nghĩa của Đạo Phật là đạo hiếu giữa bố mẹ và con cái.
Nơi chôn cất thiền sư Nhất Định.
Năm 1848, Hoà thượng Cương Kỷ bắt đầu xây dựng chùa quy mô hơn với kinh phí được vua Tự Đức cấp và từ các vị quan thái giám triều Nguyễn và các Phật tử cúng dường. Từ đó, chùa Từ Hiếu trở thành một ngôi chùa lớn.
Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Chính điện chùa Từ Hiếu, ngôi chùa nhuốm màu hoang sơ huyền bí giữa đạo và đời.
Nét giản dị của chùa thể hiện qua lối kiến trúc chữ “Khẩu” với ba gian hai chái truyền thống tạo thành tổng thể khép kín.
Gian chính điện là nơi thờ Phật còn phía sau là nơi thờ Tổ.
Cây khế ngọt hơn trăm tuổi.
Khu vực các ngôi mộ của những thái giám triều Nguyễn có đóng góp mở mang xây dựng chùa.
Chùa là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi tâm đi tu và sau nhiều năm tu tập và giảng đạo ở nước ngoài, hiện thiền sư đã trở về và an dưỡng tại nơi đây.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh (ngồi) trong ngày trở về. Ảnh: Chùa Từ Hiếu.
Với vẻ đẹp hài hòa giữa kiến trúc và không gian thơ mộng, ngày nay ngôi cổ tự này không chỉ là chốn hành hương của các Phật tử mà còn là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
Chùa Từ Hiếu - ngôi cổ tự độc đáo xứ Huế
10-12-2018 10:00
(VOV5) - Ẩn mình trong một rừng thông, chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, là ngôi cổ tự độc đáo của TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Chùa còn là biểu tượng của lòng hiếu thảo.
Mỹ Trà
Các tin/bài khác
Hành trình săn mây ở đỉnh Ky Quan San - Bạch Mộc Lương Tử
Ngắm kịch bản chiếu sáng trên cây cầu 2.250 tỷ đồng cuối sông Trà Khúc
“TÒ HAY HE - “Nặn tò he - Nghe chuyện nghề““
Việt Nam tham gia Diễn đàn Mạng lưới Sáng kiến Seoul Tăng trưởng Xanh lần thứ 19
Khai mạc Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc