Vở cải lương "Hừng đông" đến với khán giả TP HCM dịp lễ Quốc Khánh

(VOV5) - Nhận lời mời của UBND TP HCM; Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM, Đoàn biểu diễn I, Nhà hát Cải lương Việt Nam sẽ biểu diễn giới thiệu vở cải lương "Hừng đông" đến các tầng lớp khán giả TP HCM vào các ngày 1 và 2/9/2016.

Trong buổi họp báo chiều 30/8, đại diện Ban tổ chức cho biết, vở diễn “Hừng đông” (tác giả Nguyễn Thế Kỷ; Đạo diễn Triệu Trung Kiên) được Nhà hát Cải lương dàn dựng cùng sự đồng hành của Đài Truyền hình Việt Nam, đã biểu diễn thành công để chào mừng Đại hội lần thứ XII của Đảng. Trong đợt biểu diễn này, “Hừng đông” đã nhận được sự tài trợ của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân. Vở diễn sẽ phục vụ miễn phí cán bộ, nhân dân TP HCM trong hai buổi biểu diễn vào hồi 20h00 ngày 1 và 2-9 tại Nhà hát lớn Thành phố.


Vở cải lương

Diễn viên Quang Khải- người thủ vai Phan Đăng Lưu chia sẻ về vai diễn tại buổi họp báo.

Vở diễn “Hừng đông” phản ánh hình tượng người chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu – nhà lãnh đạo kiên trung, xuất sắc, mẫu mực, có tầm nhìn xa trông rộng, mưu lược, khôn khéo, bản lĩnh, nhân văn, xả thân vì nghĩa lớn; ông còn là nhà báo, nhà văn, một nhà lý luận tiên phong xuất sắc, tiêu biểu của Đảng và cách mạng nước ta.

Vở cải lương

Vở cải lương

Cảnh trong vở diễn

Trí tuệ, bản lĩnh, tài năng, đạo đức và nhân cách của ông đã góp phần xuất sắc cho Đảng, cho cách mạng, cho nhân dân ở một giai đoạn đầy vẻ vang, đầy bão táp, tạo tiền đề quan trọng tiến tới Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công.

Vở cải lương

Vở cải lương

Vở cải lương

Những cống hiến to lớn xuất sắc của Phan Đăng Lưu; tấm gương Cộng sản sáng ngời của ông mãi mãi được toàn Đảng, toàn dân ta và các thế hệ mai sau đời đời trân trọng, ghi nhớ, ra sức học tập, noi theo.

Vở cải lương

Vở cải lương


Đạo diễn Triệu Trung Kiên cho biết, để cho “ mới” và thu hút giới trẻ, vở diễn “Hừng đông” có sự kết hợp biểu diễn của Ban nhạc đường phố thuộc Câu lạc bộ nghệ thuật HUB với các thành viên thế hệ 9X. Đạo diễn đã thực hiện ý định đưa các bạn trẻ tham gia vào vở diễn vừa với tư cách người biểu diễn, vừa với tư cách người xem. Trong vở diễn, họ vừa được chứng kiến các sự kiện lịch sử diễn ra trước mắt, vừa thể hiện cảm xúc của mình thông qua các thể loại âm nhạc như Dân gian đương đại, Pop, Rock… Thậm chí họ còn xen vào các lớp kịch để thể hiện thái độ của mình trong các thời khắc lịch sử. Hai hình thái nghệ thuật tưởng chừng như đối lập là nghệ thuật sân khấu cải lương – một loại hình nghệ thuật dân tộc và âm nhạc đường phố, đã hòa quyện cùng nhau để làm sáng rõ ý tưởng sáng tạo, đó là mong muốn thu hút giới trẻ, làm giới trẻ quan tâm nhiều hơn đến những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như nhận thức được cái hay, cái đẹp của những loại hình nghệ thuật truyền thống. Đây cũng chính là thế mạnh trong cấu trúc nghệ thuật của sân khấu cải lương, đó là khả năng tiếp nhận và chuyển hóa cao những giá trị của nghệ thuật sân khấu Đông – Tây. 

Vở cải lương

Đạo diễn Triệu Trung Kiên

Kịch bản: PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ,chuyển thể cải lương: Hoàng Song Việt, đạo diễn: NSƯT Triệu Trung Kiên, Âm nhạc: NSND Trọng Đài, Mỹ Thuật: NSƯT Doãn Bằng…Diễn viên :Quang Khải,Thu Hiền, Minh Lý, Văn Tùng…Ngoài nhân vật chính Phan Đăng Lưu, vở diễn có sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử cùng thời như : Nguyễn Thị Vịnh ( Nguyễn Thị Minh Khai), Phan Bội Châu, Ngô Đình Diệm, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Đào Duy Anh, Tạ Uyên, Đặng Xuân Khu…

 Vở “Hừng Đông” gồm các cảnh khai từ, vĩ thanh và 7 cảnh chính:

Cảnh 1, Quê nhà: Phan Đăng Lưu lúc đã là nhân viên Trại tơ tằm Thanh Ba, Phú Thọ về thăm nhà. Cảnh này nêu bật trí thông minh, bản lĩnh, hoài bão của PĐL; truyền thông văn hóa, yêu nước của gia đình Phan Đăng Lưu, của quê hương ông.

Cảnh 2, Vinh, Nghệ An: Phan Đăng Lưu từ bỏ vị trí một viên chức trong bộ máy của thực dân, trở thành nhà hoạt động cách mạng.

Cảnh 3, Huế: Hoạt động cách mạng của Phan Đăng Lưu ở Huế.

Vở cải lương


Cảnh 4, Nhà đày Buôn Ma Thuột:Phan Đăng Lưu trong nhà tù Buôn Ma Thuột (1929-1936).

Cảnh 5, Tòa Khâm sứ Trung Kỳ:Phan Đăng Lưu chỉ đạo đấu tranh nghị trường, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Huế (1936-1939).

Cảnh 6, Nam Kỳ:Nam Kỳ sục sôi chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa.

Cảnh 7, Hội nghị Trung ương ở Đình Bảng:Phan Đăng Lưu ra Bắc, dự Hội nghị tái lập BCHTW Đảng, xin chủ trương đình hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ.

Cảnh vĩ thanh, Hừng đông: Phan Đăng Lưu bị địch bắt ngay khi về đến Sài Gòn, Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra trong khí thế cách mạng ngút trời của quần chúng; kẻ thù đàn áp hết sức dã man; Phan Đăng Lưu cùng nhiều chiến sỹ cách mạng ưu tú ngã xuống trước hừng đông của độc lập, tự do…

Theo Song Minh/sandien24h.vn

Phản hồi

Các tin/bài khác