Dân tộc Dao ở Việt Nam

(VOV5) - Người Dao còn có các tên gọi khác: Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền…. là một dân tộc có số dân đứng hàng thứ 9 trong số 54 dân tộcViệt Nam, với gần 1 triệu người. Người Dao cư trú tại các bản làng miền rừng núi trải rộng từ phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Tuyên Quang,...đến một số tỉnh trung du như: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.


Dân tộc Dao ở Việt Nam - ảnh 1

Nghe nội dung chi tiết tại đây:


                                

Ở Việt Nam, người Dao cư trú chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và gần đây mới có một số nhỏ chuyển vào sinh sống ở khu vực Tây Nguyên... Người Dao có nhiều nhóm khác nhau phân biệt theo vùng. Tên gọi các nhóm Dao dựa vào nhiều yếu tố không chỉ là phong tục, tập quán mà còn dựa trên trang phục và những đặc điểm truyền thống bên ngoài, như Dao Đỏ (Dao Sừng, Dao Đại Bản…); Dao Quần Chạt (Dao Sơn đầu, Tam Đảo, Nga Hoàng…); Dao Lo Ga (Thanh Phán, Cóc Mun); Dao Tiền ( Dao deo tiền, tiểu bản); Dao Quần trắng (Dao Họ); Dao Thanh Y; Dao Làn Tẻn (ở Tuyên Quang mặc Áo Dài). Người Dao còn chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán, mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ. Trang phục của người phụ nữ Dao thường là áo, yếm, chân quấn xà cạp, cùng các đồ trang sức vàng bạc, khăn vấn đầu... Trang phục của nam giới, thường là chiếc áo ngắn, xẻ ngực, cài cúc trước ngực. Tiến sỹ Võ mai Phương, Viện bảo tàng Dân tộc Việt Nam, cho biết: Nhóm Dao Đỏ khi nhìn vào bộ quần áo trang phục là có thể nhận thấy ngay vì màu sắc nổi bật là màu đỏ. Màu đỏ chiếm hầu hết trăng phục của họ. từ áo quần váy đến khắn, thắt lưng trên trng phục nữ thì màu đỏ chiếm màu chủ đạo. Vậy khi nhìn Dao Đỏ là có thể nhìn nhận qua trang phục. Hay như Dao Tiền thì là nhóm Dao duy nhất mặc váy trong 7 nhóm Dao. Những nhóm khác thường mặc quần áo. Trên trang phục nữ nười Dao tiền thì in sáp ong. Khi in trên váy hiển thị rõ nhất là hoa văn đồng tiền. Nhóm Dao quần chạt (Sơn Đầu) ở có đặc điểm riêng biệt đó là đầu người phụ nữ cạo trọc và sơn đầu và họ dùng những khăn truyền thống. Hay như nhóm Dao quần Trắng, nhóm dân tộc Dao này chỉ sử dụng quần màu trắng trong trang phục của họ.


Dân tộc Dao ở Việt Nam - ảnh 2

Đám cưới của người Dao

Người Dao là một trong những dân tộc cho đến bây giờ vẫn duy trì được bản sắc truyền thống đậm nét, không chỉ thể hiện qua trang phục, mà còn thể hiện qua tiếng nói. Dân tộc Dao được chia nhiều nhóm người khác nhau nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất cho thấy rõ mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau. Người Dao sinh sống ở nhiều vùng, miền nhưng sinh hoạt cộng đồng vẫn mang tính chất khép kín, thể hiện qua phong tục tập quán, qua hôn nhân. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái, người Dao chỉ mong là gả trong cộng đồng. Đấy là một trong những đặc điểm để người Dao giữ gìn ngôn ngữ và phong tục tập quán của mình. Cùng với đó, văn hóa tâm linh là yếu tố vô cùng quan trong trong đời sống người Dao, thể hiện đặc biệt qua nghi lễ cúng bái. Tiến sỹ Mai Phương cho biết:  Việc truyền nghề thày cúng rất quan trọng trong đời sống người Dao. Khi đã truyền nghề thày cúng thì bắt buộc phải biết viết, biết đọc chữ nôm Dao. Việc học chữ Nôm Dao cũng chính là hình thức truyền nghề cho con cháu mà còn là duy trì chữ viết và tiếng nói của họ rất rõ. Hàng năm người Dao có nhiều lễ hội, thường những lễ hội này. Trong lễ hội, người Dao hát đối đáp bằng tiếng Dao nên đây cũng là nét truyền thống để họ duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ một cách tốt nhất.


Dân tộc Dao ở Việt Nam - ảnh 3

Người Dao học chữ Nôm Dao

Để duy trì được tiếng Dao trong cộng đồng dân tộc người Dao, những người già trong bản làng thường dạy con cháu viết và đọc từ những cuốn sách cổ chữ Dao. Những cuốn sách cổ này hầu như gia đình nhà người Dao nào cũng có. Nhóm Dao Họ là nhóm Dao sống gần miền xuôi và tiếp cận thường xuyên với người Kinh hoặc các nhóm người dân tộc khác. Bản thân những nhóm người Dao họ cũng có thể nói và hiểu được ngôn ngữ của những nhóm dân tộc khác, tuy nhiên, bằng nhiều cách trong cuộc sống, nhóm Dao Họ vẫn duy trì và bảo tồn được ngôn ngữ tiếng Dao của dân tộc mình. Bác Bàn Văn Sang, nhóm Dao Họ, xã Sơn Hà, thôn Khế Mụ, xã Sơn hà, huyện Bảo Thắng, Lào Cai cho biết: Con cháu trong họ chỉ lấy người dân tộc Dao. Dù ra ngoài nhiều nói tiếng kinh rất rõ nhưng về nhà cả gia đình lại chỉ giao tiếp với nhau bằng 1 ngôn ngữ tiếng Dao. Trong làng cứ những ai biết nhiều chữ Dao sẽ được người trẻ tìm đến tập trung học. Nhiều người rất thích học vì chúng tôi đều có các loại sách và đều được giữ cẩn thận trong nhà. Nhà nào cũng có sách nên nếu nhà này có mất thì đã có nhà kia. Nhất là những nhà đi cúng thì đều có sách và sách nhiều. Sách truyện, sách đám cưới, sách cúng đều có. Trong gia đình tôi ai cũng đều biết chữ Dao. Cứ đến dịp tết và ngày lễ của người Dao chúng tôi lại cùng con cháu quây quần ngồi đọc sách chữ Dao. Nên trong nhà tôi không chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Dao mà ai cũng biết đọc, biết viết chữ Dao.


Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của các dân tộc ít người có phần bị ảnh hưởng, nhưng dân tộc Dao vẫn giữ được nền văn hóa rất phong phú và đậm đà bản sắc của đời sống. Chính những nét văn hóa đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam./.

 

 

 

 

 

Phản hồi

lê văn Ngọc

Xin phép cho tôi hỏi là họ Phún là họ của người Hoa hay của dân tộc nào khác ở... Xem thêm

Các tin/bài khác