Thương nhớ Lê Sơn

 
Thương nhớ Lê Sơn - ảnh 1

(VOV5) - PGS văn học, dịch giả văn học Nga, nhà văn Lê Sơn (tên thật là Lê Xuân Vĩnh) vừa vĩnh biệt dương thế ngày 28/10 tại TP Hồ Chí Minh.

Lê Sơn đã được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam cho dịch phẩm “Nỗi đau và niềm tin”, bốn lần tặng thưởng của báo Văn Nghệ, ba lần tặng thưởng của Tạp chí Văn nghệ quân đội, một lần tặng thưởng của Tạp chí Sân Khấu.

"Từng học ở Nga đến 7 năm và dịch hàng chục đầu sách từ tiếng Nga, nhưng anh Lê Sơn rất khiêm nhường cả trong chuyên môn lẫn đời sống. Đặc biệt, về khoản ẩm thực, anh không bao giờ câu nệ và rất thích vào các quán bình dân, theo tôi, có lẽ vì bầu không khí ở đấy dân dã, phù hợp với trạng thái tâm hồn của anh. " - Nhà nghiên cứu văn học Vũ Nho nhớ lại.

Hồi ức  của những người bạn tâm giao của dịch giả tài hoa này, nhà nghiên cứu phê bình Vũ Nho và dịch giả Trần Hậu “Thương nhớ Lê Sơn” 

Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Kim Phượng:

 

Các tác phẩm chính của Lê Sơn gồm: Nghiên cứu:  “Về hình tượng nhân vật anh hùng trong văn học Xô viết” (viết chung), 1967; “Còn lại với thời gian”, 2002. Dịch: “Những mơ ước của tôi” (N.Ostrovsky), 1975; “Truyện cổ dân gian Ấn Độ”, 1977; “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học” (B. Khravchenko), 1978; Không chốn nương thân (I.Anzhus), 2 tập,  1979; “Thành phố thiên thần” (Patrik Smit), 1984; “Kết cục” ( B.Polevoi), 1985; “Ở một xứ nọ” (Azit Nesin), 1987; “Nỗi đau và niềm tin”, 2000; “Lương tâm nổi giận”, 2005; “Văn học Việt Nam sơ thảo” (của N. Niculin). 2007; “Một nền văn hóa biết xấu hổ”, 2013; “Cách mạng tháng Mười kí ức và sự thật”, 2017.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác