Tiếng hát Văn Cao, phức cảm lưu lạc và hội tụ

(VOV5) - Bắt đầu với việc học dự thính ở trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1942, Văn Cao làm thơ, viết truyện ngắn và cho ra đời những bài hát sau này sẽ làm nên tên tuổi một nhạc sĩ.
 Tiếng hát Văn Cao, phức cảm lưu lạc và hội tụ - ảnh 1

Hành trình sáng tác của nhạc sĩ Văn Cao (sinh 1923- mất 1995) gần như trùng khít với những giai đoạn phát triển của đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam từ mạt kỳ thuộc địa sang thời kỳ cách mạng và kéo dài đến giai đoạn Đổi mới, trong đó đậm nét là giai đoạn hai thập niên 1940-1950.

Hai thập niên này đóng vai trò bản lề trong lịch sử kiến tạo nước Việt Nam hiện đại mà các tác phẩm của Văn Cao đã dự một phần quan trọng.

Đây cũng là thời thanh xuân trong cuộc đời và sáng tác của Văn Cao, vì lẽ đó sự can dự của ông được xem như tấm gương phản chiếu những biến động của những thanh niên cùng thế hệ.

Bài giúp người đọc nhìn rõ hơn vị thế đại diện của thế hệ sinh vào những năm 1920, tiếp nối thế hệ nghệ thuật tiền chiến. Đây cũng có thể gọi là thế hệ Cách mạng, bởi lẽ ở lứa tuổi hai mươi, họ là lực lượng đã tham gia vào các nhóm phái hay lực lượng chính trị mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa khác nhau trong cao trào giải phóng dân tộc 1945.

Phần 1: Bối cảnh chung làm nên nguồn cảm hứng

 Tiếng hát Văn Cao, phức cảm lưu lạc và hội tụ - ảnh 2Gác 2 nhà 45 Nguyễn Thượng Hiền, nơi nhạc sĩ Văn Cao đã cho ra đời bản Tiến quân ca - Ảnh: Nguyễn Trương Quý.

Nghe âm thanh tại đây qua giọng đọc PTV Minh Nguyệt :

 
Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác