Hội thảo “Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ quốc ngữ”

(VOV5)- Hội thảo “Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ quốc ngữ” diễn ra chiều 17/2, tại Hà Nội. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu đánh giá cao những đóng góp to lớn của nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện và phát triển chữ Quốc ngữ đối với nền văn học, báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Hội thảo “Nguyễn Văn Vĩnh và hành trình chữ quốc ngữ” - ảnh 1
Ảnh: Báo điện tử Đảng CSVN


Dịch giả Nguyễn Văn Vinh đã có đóng góp quan trọng trong việc dùng chữ thay dấu tiếng Việt mà ngành bưu điện đã áp dụng từ rất sớm đối với nghiệp vụ điện báo trước đây và ngày nay in dấu rõ nét trong cách gõ Telex tiếng Việt rất tiện dụng trên máy tính. Các nhà nghiên cứu đề xuất kiến nghị Nhà nước cần có một ngày trong năm để kỷ niệm Chữ viết Quốc gia và thành lập Hội đồng khoa học cấp Nhà nước, đánh giá toàn bộ sự nghiệp văn hóa của Nguyễn Văn Vĩnh và những đóng góp của ông trong lịch sử văn hóa Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Lân Bình cho biết: “Chữ viết là hồn trong nước. Một dân tộc, một quốc gia có chữ viết riêng là một điều thiêng liêng. Thông qua chữ viết người ta xây dựng được nền văn hóa. Từ nền văn hóa của một dân tộc đó là cơ sở của lòng yêu nước. Và giá trị đó nhìn ở góc độ nào cũng có ý nghĩa lớn. Tôi so sánh với các lĩnh vực khác trong xã hội, ở tất cả các ngành, các giới và các lĩnh vực khác đều có ngày truyền thống, ngày lễ nhưng đối với chữ viết thì chúng ta chưa có, thêm nữa, giá trị của tiếng Việt được thể hiện rất rõ nét vai trò tạo nên sự độc lập của quốc gia, dân tộc”.

Phản hồi

Các tin/bài khác