Chính quyền địa phương giữ vai trò kiến tạo, kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học hỗ trợ người dân

(VOV5) - Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với nâng cao đời sống của người nông dân được chính quyền huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang cụ thể hóa qua những chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.



Chính quyền địa phương giữ vai trò kiến tạo, kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học hỗ trợ người dân - ảnh 1
Ông Nguyễn Thanh Bình trả lời phỏng vấn phóng viên Đài Tiếng nói Việt nam


Đó là việc quy hoạch lại những vùng trồng cây đặc sản như vải, cam, nhãn, ...; kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học về với sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ cho hàng nông sản. Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn sẽ thông tin cụ thể về những chương trình kỳ vọng này qua.


Nghe âm thanh phỏng vấn tại đây:


Phóng viên: Thưa ông Nguyễn Thanh Bình, Lục Ngạn, Bắc Giang từ lâu đã phát triển mạnh một số cây, quả đặc trưng của địa phương.  Trong việc phát triển các cây đặc sản gắn với vùng đất của Lục Ngạn hiện nay đăt ra vấn đề gì?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Lục Ngạn trước đây nổi tiếng với cây vải thiều. Hiện nay, Lục Ngạn là kinh đô vải thiều. Nhưng do phát triển một cách tràn lan, phát triển cả trên những vùng cao hoặc thấp trũng nên hiệu quả đem lại không cao. Trước tình trạng đó, Ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã nhờ Viện Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch phát triển vùng cây ăn quả của huyện. Trong đó, xác định rõ từng cây ăn quả, từng khu vực, từng diện tích để phát triển các loại cây đa dạng, bền vững, đảm bảo cung cầu trên cơ sở nhu cầu thị trường.

Chính quyền địa phương giữ vai trò kiến tạo, kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học hỗ trợ người dân - ảnh 2

Cánh đồng cam ở Lục Ngạn

Từ năm 2006, chúng tôi có kế hoạch chuyển đổi ở diện tích không phù hợp cho trồng vải thiều sang một số loại cây khác. Một số năm gần đây, đặc biệt các cây có múi như bưởi và cam các loại thì rất là phù hợp với chất đất, khí hậu, thổ nhưỡng của Lục Ngạn. Do mới phát triển, cho nên nhiều người tiêu dùng, nhiều thị trường chưa biết tới sản phẩm mới của Lục Ngạn. Chúng tôi có đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức Ngày hội trái cây lần thứ nhất năm 2016.

Phóng viên: Ông có nhắc đến phát triển của kinh tế địa phương, đặc biệt là các cây quả đặc sản cần phải có sự hợp tác của bốn nhà. Ngoài doanh nghiệp như ông vừa nói, thì vai trò của địa phương trong việc kiến tạo, kết nối vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Bình: Thứ nhất là chúng tôi xây dựng mô hình hợp tác xã và chỉ ra được hợp tác xã nào có uy tín, sản xuất sản phẩm có chất lượng, hoạt động có hiệu quả để giới thiệu cho các doanh nghiệp đến bàn bạc, hợp tác.

Thứ hai là chúng tôi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến hoạt động trên địa bàn huyện, từ mặt bằng để thu mua, nơi ăn chốn nghỉ, an nhinh trật tự, giao thông thông suốt và thủ tục hành chính, nhất là người nước ngoài một cách thuận lợi nhất. Đối với các doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng nhà máy cũng như quy mô chế biến chúng tôi tạo điều kiện về đất đai, có quỹ giúp người dân dồn điền đổi thửa để có một tạo ra một vùng sản xuất đủ lớn để doanh nghiệp có thể đầu tư trên địa bàn huyện.

Chính quyền địa phương giữ vai trò kiến tạo, kết nối doanh nghiệp, nhà khoa học hỗ trợ người dân - ảnh 3

Phóng viên: Thưa ông, người nông dân khí quyết định trồng cây gì, thay đổi giống cây gì thì yếu tố kinh tế vẫn là hàng đầu. Để tạo ra hiệu quả kinh tế cao, giá trị gia tăng cao trong sản xuất của người nông dân thì huyện có phương thức gì nhằm kết nối với doanh nghiệp và tìm đầu ra cho sản phẩm trên thị trường?


Ông Nguyễn Thanh Bình: Chúng tôi đã chủ động xây dựng đề án phát triển cây ăn quả ở Lục Ngạn, trong đó có một số nội dung. Thứ nhất là tập trung nguồn lực để phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi và giao thông làm sao để đến năm 2020, chúng tôi có thể ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa trong các khâu sản xuất, giúp bà con nông dân giảm bớt sức lao động, sản xuất ra sản phẩm sạch, đưa ra thị trường, nâng cao chất lượng và thương hiệu. Bên cạnh đó, là hình thành các mô hình sản xuất mới. Huyện ủy đã có Nghị quyết vận động hộ nông dân tham gia các tổ hợp tác, tiến tới là hình thành các hợp tác xã, mà mục tiêu trong năm 2017, 18 xã trọng điểm trồng cây ăn quả, mỗi xã ít nhất phải hình thành được 1 hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ hoa quả. Trên cơ sở đó, để có tư cách pháp nhân, mời gọi các doanh nghiệp đến ký kết, hợp tác sản xuất, thu mua nông sản cho bà con. Đến nay, trên địa bàn huyện, chúng tôi có mời một số doanh nghiệp, thứ nhất là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu nông sản Đồng Giao đến ký kết với 3 mô hình liên kết ở các xã Quý Sơn, xã Hồng Giang và xã Tân Sơn. Ba mô hình này trải dài đều trên địa hình của huyện để tạo mô hình nhân rộng sau này. Với tinh thần là công ty sẽ chỉ đạo về mặt kỹ thuật, ứng trước về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật được thị trường xuất khẩu của Nhật chấp nhận. Công ty đã cam kết là thu mua cho bà con nông dân với giá cao hơn 10% so với giá trên thị trường. Cam kết này chúng tôi cho rằng là chặt chẽ, vừa đảm bảo nguồn hàng của công ty, đảm bảo thu nhập và đời sống của người nông dân. Công ty thứ hai là Agricare cũng triển khai mô hình liên kết với chúng tôi ở hai xã Hồng Giang và Giáp Sơn. Hy vọng rằng đây là những điểm để chúng tôi có thể đánh giá và nhân rộng trong thời gian tới, đặc biệt là từ nay tới năm 2020.

Vâng, xin cảm ơn ông!

Phản hồi

Các tin/bài khác