Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước

(VOV5) - Quá trình cổ phần các hoá các doanh nghiệp ở Việt Nam đã được tiến hành từ nhiều năm nay, đặc biệt nhưng năm gần đây trong xu thế hội nhập quốc tế với việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, thì việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước càng trở nên cấp thiết. Đây cũng là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển hiệu quả hiệu quả và bền vững, sắn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.


Nghe nội dung chi tiết tại đây:


Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước  - ảnh 1

Năm 2014, hàng loạt các doạnh nghiệp lớn của Nhà nước đã tiến hành bán cổ phần lần đầu, nhiều doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu, trong đó nhiều tên doanh nghiệp lớn từng lỗi hẹn trong lộ trình cổ phần hoá cũng đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Riêng 6 tháng đầu năm đã có 58 doanh nghiệp được sắp xếp, trong đó cổ phần hóa 38 doanh nghiệp. Điều này cho thấy quyết tâm của Chính phủ đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước tổ chức hồi đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kết quả Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Làm cho được cổ phần hoá 432 doanh nghiệp Nhà nước và cấp có thẩm quyền đã phê duyệt rồi. Bây giờ chúng ta xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Chính phủ”

 

Để đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện hàng loạt giải pháp cụ thể mang tính đột phá như: xoá nợ cho 4 nhóm đối tượng doanh nghiệp Nhà nước, cho phép thoái vốn dưới mệnh giá, hoặc dưới giá trị sổ sách, hạ trần cổ phần do Nhà nước nắm giữ trong doanh nghiệp cổ phần hoá…Đây là những giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa góp phần tháo gỡ những khó khăn, giúp các doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hoá. Thủ tướng cũng chỉ đạo quy trách nhiệm cụ thể cho các Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình cơ cấu tái cổ phấn hoá các doanh nghiệp thuộc phạm vị mình phụ trách, xử lý nghiêm, cách chức, miễn nhiệm lãnh đạo không nghiêm túc thực hiện , thực hiện không có kết quả việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.


Bộ Giao thông-Vận tải là một trong những đơn vị đi đầu trong tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong vòng 3 năm, Bộ Giao thông vận tải đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, tập trung vào việc hoàn thành thủ tục cổ phần hóa các doanh nghiệp vận tải đường sắt. Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải Đinh La Thăng cho biết: Trên cơ sở những kết quả của cổ phần hóa, tái cơ cấu sắp xếp doanh nghiệp của 3 năm vừa rồi, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa các doanh nghiệp còn lại trong 2014-2015. Có thể nói, đối với các doanh nghiệp Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải, Nhà nước không cần giữ cổ phần thì chắc chắn không còn doanh nghiệp Nhà nước mà chuyển sang hoạt động công ty cổ phần tất.

 

Với những giải pháp đồng bộ, đến nay nhiều đơn vị đã tích cực triển khai tiến trình cổ phần hoá như: Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Trong trong quý I/2014, tốc độ cổ phần hóa đã được cải thiện đáng kể tại 16 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước đã  được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa.

 

Để thực hiện đạt mục tiêu cổ phần hóa hơn 400 doanh nghiệp trong thời gian 2 năm 2014- 2015, đòi hỏi các Bộ ngày phải thực hiện các giải pháp cương quyết hơn để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa theo đúng lộ trình. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chủ động tháo gỡ các khó khăn mới phát, tạo điều kiện để tiến trình cổ phần hóa hoàn thành mục tiêu đề ra, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế./.

Tin liên quan

Phản hồi

Các tin/bài khác